Chuyến lang bạt xuyên Việt của nhóm bạn cựu học viên NLS Bảo Lộc
![]() |
Nhóm bạn bốn người đều gần 70 tuổi cùng nhau lang bạt từ Lâm Đồng tới Tây Bắc bằng xe bán tải và trở về sau 15 ngày. |
Không chỉ riêng người gõ những dòng này, khá đông bạn bè, những người có chút máu giang hồ đều ước muốn được táp tùng, nhưng không được nên suốt những ngày qua nhờ Facebook cùng theo dõi chuyến đi của anh Nguyễn Thành Trung và những người bạn của anh. Anh Trung mời tất cả cùng đọc chuyến đi khá thú vị, ước mơ mấy mươi năm của những người bạn học cùng trường được tường trình qua báo VNExpress. (Trang Nhà)
Trở về nhà ở Bảo Lộc, Lâm Đồng đã 3 ngày, ông Nguyễn Thành Trung (68 tuổi) vẫn nhớ bữa ăn ven đường, cái lều dựng vội hay lần hồi hộp cùng anh em vượt đèo Tây Bắc ngoằn ngoèo, hiểm trở. Tất cả là những kỷ niệm nhỏ nhưng đáng nhớ trong hành trình xuyên Việt của ông và 3 người em Trần Văn Chung (66 tuổi), Nguyễn Ngọc Quang, Trần Quốc Khánh (65 tuổi).
Saigon, thời trang năm 1963… - Tuyết Trần sưu tầm

Ngoài các Mợ, các Thím, mấy Cô, mấy Dì, mấy thiếu phụ ưa mặc áo dài nhung đen hay nhung đỏ boọc đô, phe thiếu nữ nhà tôi ưng màu trang nhã.
Má tôi thích màu áo lụa ngà “trắng không ra trắng”. Cô Dì tôi ưa màu của tuổi mộng mơ như hồng phấn, xanh lơ như da trời hay xanh lam như nước biển… nhưng tuyệt đối không thấy màu sắc hoa điểm tô trên nền áo, đừng nói chi khoe vòng số một vượt trội, lấn lướt, bứt bung nút áo mà phải kể đến vòng số hai, sao cho sát khít khao, sao cho vừa tay ôm. Đây, là kể về người trong nhà, trong trí nhớ tôi, còn sót lại có bao nhiêu đó!
Xuân Nghe Nhạc Tết - Tưởng Năng Tiến

Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn...
Nếu thực sự có mùa xuân êm đềm, và tươi thắm tới cỡ đó mà bạn vẫn chưa hài lòng thì xin nghe thêm vài câu nhạc nữa – cũng từ bản “Hoa Xuân,” của Phạm Duy:
Trầu Cau trong văn hóa Việt - GS Thái Công Tụng
1. Dẫn nhập
Đối với thôn quê Việt, trầu cau là một nét văn hóa hết sức đặc biệt, đậm đà bản sắc dân tộc. “Miếng trầu là đầu câu chuyện,” dân thôn ai có việc gì đến nhà người nhà tôn trưởng hoặc vào cửa quan, cũng đem buồng cau vào là quý. Trầu cau là thứ lễ nghi truyền thống. Xưa kia, trầu cau là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt trong hội hè, cưới hỏi và cả cuộc sống thường ngày.
Thực vậy, trầu cau tượng trưng cho tình yêu chung thủy, nồng thắm và hạnh phúc bền chặt của lứa đôi. Cây trầu và cây cau là hai thực vật có khắp mọi miền nông thôn nước Việt, từ Bắc đên Nam. Tuy rằng ngày nay các phong tục tập quán này mất đi khá nhiều nhưng nó vẫn còn mang ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.
Những Người Đàn Bà Cầm Bút - Tưởng Năng Tiến
Năm 2018, từ Paris, nhà báo Từ Thức đã gửi đến độc giả đôi dòng thông tin về giải thưởng The New Academy:
“Chúng ta chờ đợi, hy vọng giải thay thế cho Nobel Văn Chương rơi vào tay Kim Thúy, một nhà văn gốc Việt hiện cư ngụ tại Canada. Giải này vừa được trao cho Maryse Condé, một nhà văn nữ Pháp, 81 tuổi. Nếu Kim Thúy nói về xã hội đảo lộn ở miền Nam Việt Nam sau 75, về đời sống, tâm trạng ngổn ngang của một nhà văn lưu vong, tác phẩm của Maryse Condé nói về đời sống của người dân da đen từ thời nô lệ tới thời thuộc địa Pháp.”
Mưa Sài Gòn Mưa Seattle - Trần Mộng Tú

Sáng nay ra phố gội đầu
Giọt mưa sợi tóc ôm nhau khóc òa (tmt)
Khi chúng tôi rời California tìm một nơi có đời sống thong thả, yên ổn để nuôi các con, chúng tôi rơi ngay vào một vũng nước mưa. Thành phố Seattle của bang Washington, lúc nào ông trời cũng mưa được. Không mưa sáng, thì mưa chiều, không mưa chiều thì mưa tối. Vào mùa Hạ thì thỉnh thoảng mới có một hôm nắng nguyên ngày. Tối hôm trước đi ngủ, bầu trời đêm cao thăm thẳm, trong veo, không một gợn mây, thế mà nửa đêm thức dậy nghe như có tiếng ai gõ nhẹ trên mái gỗ, lắng nghe một lúc biết là trời bắt đầu mưa.
Phố Cũ - Nguyễn Thành Trung

Khi vạt quỳ tàn úa
Hai bên đường xác xơ
Con dốc còn bụi bặm
Sỏi đá như hững hờ
Những dập dìu sắc thắm
Cỏ hồng đã tàn phai
Đồi cô đơn trơ trọi
Mang một nỗi u hoài
Những dấu chân hôm qua
Của nhiều người xa lạ
Bỏ đi với hương hoa
Để lại buồn như đã
Về Quê - Dương Xuân Triều
Con tàu chạy suốt đêm thâu
Trằn trọc giấc ngủ mong mau chóng về
Về Huế hiệp kỵ nhà quê
Niềm vui hạnh ngộ tràn trề trong tim
Đường về khuya khoắt im lìm
Làng thôn chìm đắm xe tìm đường vô
Đêm trăng làng đẹp như mơ
Với ta như một bài thơ không đề
Tản mạn ngày 20/11/2021 - Bùi Thị Lợi

Tôi đến thăm Thầy vào buổi chiều cuối tuần, khi dịch bệnh COV19 tạm lắng xuống, lệnh giãn cách đã hủy bỏ. Trước khi đi tôi cẩn thận gọi báo tin trước nên khi đến Thầy đã chờ sẵn (trước kia có lần tôi bất ngờ ghé thăm phải chờ khá lâu cho Thầy thay đổi y phục tiếp khách vì tuy khách là học trò Thầy vẫn trang trọng tiếp đón.
Môi trường và sức khỏe người lớn tuổi - GS Thái Công Tụng
Thời tuổi trẻ thì giáo dục là trung tâm còn đến tuổi già thì trung tâm phải là sức khỏe. Hai vấn đề giáo dục và sức khỏe chính là bận tâm nhất của chính phủ Quebec hiện nay nên trong ngân sách hàng năm của Quebec, hai Bộ chiếm ngân sách nhà nước nhiều nhất chính là Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế.
Xã hội Tây phương càng ngày càng lão hoá vì tuổi thọ càng ngày càng tăng do nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng người càng già thì chi phí y tế càng nhiều hơn vì người già thì dĩ nhiên hay đau ốm hơn. Đau ốm này không những thể chất mà còn tinh thần. Thế giới thay đổi qúa nhanh, cấu trúc gia đình truyền thống cũng đổi thay song song với các biến chuyển về kinh tế xã hội. Gia đình xưa kia là ba bốn thế hệ ở chung một mái nhà, ngày nay tháp dân số đảo ngược với gia đình hạt nhân, ở riêng hết nên người già lại thêm nhiều vấn nạn: vấn nạn sức khỏe, vấn nạn tinh thần như lo âu, buồn rầu, rồi từ đó là trầm cảm. Do đó, trước đây người ta nói không bệnh tật là sức khỏe. Ngày nay, quan điểm về sức khỏe đã mở rộng hơn vì sức khỏe phải gồm 3 phần: sức khỏe cơ thể: khỏe mạnh; sức khỏe tâm thần: vui đời, lạc quan; sức khỏe xã hội: hòa hợp với xã hội, cộng đồng. Nói khác đi, sức khỏe phụ thuộc nhiều vào môi trường. Môi trường không chỉ là môi trường thiên nhiên mà còn bao gồm cả môi trường nhân văn.
Ban Điều Hành 2022-2026
Hình Ảnh Đại Hội XI
Báo Cáo Tài Chánh
Đại Hội X - Trình diễn áo dài
Mời Thầy Cô và quý bạn thưởng thức tiết mục Trình Diễn Áo Dài do quý anh chị cựu hoc viên và dâu rể NLS thực hiện trong Đêm Đại Hội X ngày 01, tháng 7 năm 2018 tại Nam Cali.
Đại Hội XI
Nhắn Tin Tìm Bạn

Tin nhắn mới nhất: (04-2022)
Tìm bạn
Tim bạn không nhớ tên
Cựu Học sinh NLS Bảo Lộc trong những năm 1971-1975
Người Hoa, trọ học tại nhà của Thầy Trương Miêu
Con của Ông Luu Nhựt, trước 75 khai thác lâm sản, chủ trại ong
Hình ảnh NLSBL

Kính mời Quý Thầy Cô và các bạn xem những hình ảnh xa xưa và sinh hoạt của chúng ta khi tìm được nhau nơi đất khách.
Video Văn Nghệ Đại Hội 8

Anh Nguyễn Triệu Lương mời Thầy Cô và các bạn bấm vào những hàng chữ dưới đây xem vài đoạn video thu một phần chương trình của Đêm Đại Hội 8
Ảnh Hiện Bất Chợt

Bài Đăng Mới-Cũ
- Thư Mời Họp Mặt
- Phân ưu cùng Gia Đình Thầy Cô Phan Bá Sáu và Tang Quyến
- Hạt Bụi Nào Trong Mắt - Trần Quang Thiệu - Sưu Tầm
- Báo Cáo Tài Chánh 2022
- Vai trò của thế giới trong việc bảo tồn cỏ biển - Thầy Nguyễn Văn Khuy
- Thế giới của loài hoa trong thi nhạc Việt - GS Thái Công Tụng
- Dòng Nhớ (Nguyễn Ngọc Tư) - Sưu tầm
- Chiếc Đồng Hồ Đeo Tay - Lý Tử - Sưu Tầm
- Phân ưu cùng gia đình Giáo Sư Nguyễn Văn Nhuệ và tang quyến
- Phố Cũ - Thơ Nguyễn Thành Trung
- Trường Xưa Dấu Yêu - Nguyễn Thành Trung
- Tình thầm - Nguyễn Ngọc Tư - Sưu tầm
- Video Đêm Dạ Tiệc Đại Hội XI được tổ chức tại Little Sài Gòn
- Hậu Đại Hội Bỏ Túi, ngày vui nối tiếp ngày vui - Hồ Thị Kim Trâm
- Báo Cáo Tài Chánh năm 2022
- Phân ưu cùng Anh Nguyễn Văn Ni và Tang Quyến
- Phân ưu cùng Gia Đình Anh Nguyễn Tôn Duyên và Tang Quyến
- Tình thầy trò và tình bạn NLS Bảo Lộc qua Đại Hội lần thứ Xl - Hồ Thị Kim Trâm
- Báo Cáo Tài Chánh 2020 và 2021
- Dạ Tiệc Đại Hội XI - 28-8-2022
Khách Đang Viếng
Hiện có 30 khách đang viếng