Hai sắc hoa Ti Gôn
Hai sắc hoa ti gôn
TTKH
Hoàng Oanh ngâm thơ
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương
Gia Quy - Bùi Công Tạo
![]() |
Anh Bùi Công Tạo |
Đoàn chúng tôi lại tiếp tục lên đường bằng xe đò Hoàng, xuôi Nam dự Đại Hội Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Lần này Thi Sĩ phải về quê vợ tại Colorado vắng mặt, bác Tôn sau khi trả nợ Đời lại xuất hiện, Kỳ Vương không được nhà nước Gia Quy cấp giấy phép, nên chúng tôi phải tăng cường thêm Khưu xử Cơ của Toàn Chân Gíáo vừa ở Việt Nam qua. Nhà văn Trầm Từ Linh đã đi dọ thám tình hình trước và sẽ đón chúng tôi tại Siêu Thị ABC vào giờ Tý Canh Ba Thứ Sáu đêm 31 tháng 8 năm 2006.
Ngày Xưa Ấy
Ôi, ngày xưa ấy, ngày xưa ấy đã qua....
Năm đó ăn Tết ở Saigon xong, mới mùng sáu Tết bọn tôi đã náo nức kéo nhau lên Blao. Trường vẫn chưa chính thức mở cửa, các lưu xá vẫn còn rất vắng. Thấy không có việc gì hứng thú, tôi bèn bầy trò:- Bọn mình cầu cơ đi tụi mi! Xem tương lai hậu vận năm nay ra sao?
Đó là năm học cuối cùng của tôi, và cũng là năm thi Tú tài II gay go nhất.
Hồi Ký Một Chuyến Đi - Bùi Thị Lợi
Một ngày đầu tháng sáu năm 2005. Tôi may mắn được anh N.T.Phúc (khóa 2 NLM) tặng cho một thư mời của chính Phó Thống Đốc bang IOWA mời sang sứ cờ Hoa tham dự hội chợ về heo (World Pork Expo) ở thành phố DesMoines, IOWA.
Paris có gì lạ không anh? Ludovic Nguyễn
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Một đoạn cuả bản nhạc trữ tình của Ngô Thụy Miên thuở nào, có thể nói nó đã đi vào lòng của nhiều người, nhất là các “bạn trẻ” của những thập niên 60, 70. Thuở đó Paris vẫn nằm trong giấc mơ và trí tưởng cuả nhiều người.
Tống Biệt Hành
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn không về, bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ muà hạ sen nở nốt
Môt chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai giòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa vào thu tươi lắm thay
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thât
Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
Chị! thà coi như là hạt bụi
Em! ừ xem như hơi rượu cay
Sưu tầm
Ngày Đầu Tiên Đến Trường
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên một con đường dài và hẹp….” đó là đoạn văn bất hủ cuả Thanh Tịnh kể lại ngày đầu tiên đi học.
Còn ngày đầu tiên đến trường cuả tôi kể về ngày đầu tiên đến trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao.
Chuyến Du Hành Hoa Kỳ
Đối với người phương tây, nói đến cái tội dù ở bất kỳ tình huống nào đều là đáng ghét. Người Pháp có câu “Le moi est haïsable”. Trường hợp cuả tôi, đại từ này bắt buộc được xử dụng chỉ để kể lại những kỷ niệm khó quên về những đồng nghiệp, đồng môn, về những người học trò trong đại gia đình Nông Lâm Súc; nên xin quý độc giả, quý thân hữu thứ lỗi cho.
Những kỷ niệm khó quên mà tôi muốn nói đầu tiên là những kỷ niệm trong chuyến du hành Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 2006. Tôi không có dụng ý kể về những chặng đường đã đi qua, những nơi nổi tiếng cuả nước Hoa Kỳ mà tôi đã được chiêm ngưỡng như Grand Canyon ở Arizona, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Thành Phố Los Angeles với Disneyland và Universal Studio Hollywood, Aquarium ở Atlanta Georgia, Sea World ở San Diego Nam California, Napa Valley nơi trồng nho và sản xuầt rượu nổi tiếng của tiểu bang California.Những kỷ niệm khó quên cuả tôi trong chuyến đi là những tình cảm chân thành, những xúc động tận đáy lòng cuả chúng tôi, những đồng nghiệp, đồng môn được gặp nhau nơi đất người.
Một câu chuyện tình - Trần Thị Sâm
Tôi không nhớ rõ lần đầu Hậu gọi cho tôi là mấy giờ, nhưng chỉ nhớ vào một buổi chiều mùa thu, nắng còn rất vàng. Nghe chuông điện thoại reo, nhưng tôi không kip nhấc máy vì đang dở tay, chuông lại reo, lần này tôi không trả lời và chờ xem ai gọi và xem có để lời nhắn không? nhưng khi chuông reo lần thứ ba, tôi đành miễn cưõng nhấc máy.