Ngược Dòng Thời Gian - Thầy Phan Bá Sáu
![]() |
Thầy Cô Phan Bá Sáu |
Sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng Đà Lạt, và đã sống nhiều năm ở vùng nông thôn, nên dù chưa hề đến Bảo Lộc lần nào, tôi cũng mường tượng được chốn ấy ra sao rồi. Nhưng có lẽ vì bản chất nhà quê, nên khi chọn nhiệm sở, tôi đã không ngại ngùng bỏ qua những thành phố lớn hơn như Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Thiết..v..v. để dành cho bằng được thị xã Bảo Lộc làm nơi phát xuất nghề mô phạm của mình. Thoạt tiên, tôi xin về trường phổ thông Bảo Lộc, nhưng được vị Thầy cũ khuyên nên chọn trường NLS Bảo Lộc. Qua lời giảng giải của Thầy, tôi nhận thấy NLS Bảo Lộc có nhiều ưu thế hơn trường phổ thông và tôi đã nghe lời Thầy tôi. Với ý định lưu lạc giang hồ vài ba năm cho vui rồi sẽ xin về Saigòn, vì phần lớn anh em trong gia đình tôi hiện đang sống ở Saigòn. Quả thật "ai biết được sẽ ra sao ngày sau". Tôi và vợ con tôi đã gắn chặt với ngôi trường, và cũng đã được hưởng cả ngọt bùi lẫn chua cay! Âu cũng là định mệnh!
Thư Cám Ơn Thầy Phan Bá Sáu
Thư cám ơn
Thưa quý Thầy Cô và các anh chị thân mến,
Sau khi lá thư ngỏ của ban Báo Chí được đăng lên trang nhà, chúng tôi rất vui mừng khi được một số Thầy Cô và anh chị em liên lạc qua e-mail hay điện thoại với lời khích lệ, ủng hộ.
Với sự hoan hỉ chúng tôi xin thông báo, Thầy Phan Bá Sáu chẳng những khích lệ tinh thần với lời hứa sẽ viết bài cho Đặc San, Thầy còn là người đầu tiên, với cả nhiệt tình, đã gởi ủng hộ tài chánh cho quỹ thực hiện đặc san với số tiền $100.00. Đặc biệt hơn, Thầy đã nhận lời mời của Hội và Ban Báo Chí đứng ra đảm trách công việc hướng dẫn với cương vị Giáo Sư Cố Vấn cho tờ Đặc San, đó là niềm vui và hãnh diện cho Hội, cho Ban Báo chí và cho anh em NLS Bảo Lộc chúng ta.
Tình Bạn NLS Bảo Lộc sau 45 năm - Thầy Phan Bá Sáu
Thân Tình Nông Lâm Súc Bảo Lộc sau 45 năm
Anh Trần Thanh Giang từ nam bán cầu đã vượt đường xích đạo, và anh Trần Sắt đã bất chấp đoạn đường dài nửa vòng trái đất, trở lại mãnh đất Trường xưa để cùng các đồng môn Bùi Văn Tho, Lê Đức Kính, Thân Trọng Lộc, Phạm Văn Sơn, nâng chén rượu tâm tình. Các anh Lộc và Sắt đã hoàn tất chương trình Kiểm Sự Túc Mễ trước khi vào quân ngũ. Trong khi các anh Thọ, Giang, Kính, Sơn thì hoàn tất chương trình sư phạm và trở lại Trường NLSBL dạy học. Ngày nay, mỗi người mỗi nơi, nhưng tình bạn từ thuở nào đã khắc đậm trong lòng mỗi người. Chỉ chờ có dịp ngồi lại với nhau, có lẽ hàng triệu thước phim cũ cũng đã được cùng nhau xem lại, hết sức vui thú!
Phan Bá Sáu
Hình chụp kỷ niệm trong buổi họp mặt của các anh niên trưởng khoá đầu tiên và khoá 2 khi trường NLLS Bảo Lộc được chuyển sang hệ trung học. Từ trái qua phải: Phạm Văn Sơn (MS64-67),Trần Sắt (CN63-66), Thân Trọng Lộc (CN63-66), Trần Thanh Giang (MS63-66), Lê Đức Kính(CN64-67), Bùi Văn Tho (TL 63-66). Hinh chụp tại nhà anh Bùi Tho. Anh Giang hiện đang ở Úc và anh Sắt đang ở Mỹ, các anh khác hiện đang ở Bảo Lộc, VN.
Thư ngỏ của Ban Báo Chí
Thư ngỏ của Ban Báo Chí
Kính gửi quý Thầy Cô và cùng các anh chị em thân mến,
Thấm thoát đặc san đầu tiên của Hội cựu học sinh NLSBL đã được ra đời hơn tám tháng và đã được phân phối, gởi hay chuyền tay tới một số Thầy Cô và anh chị em chúng ta, trong nước cũng như hải ngoại. Tiếng vang nho nhỏ trong gia đình NLS vọng lại là sự khích lệ rất lớn cho chúng tôi, xin chia sẻ niềm vui với tất cả nhất là với Thầy Cô và các anh chị đã đóng góp bài vở và sự tử tế ủng hộ tài chánh cho việc thực hiện được đặc san vừa qua.
Tâm Sự Của Cha Mẹ - Ng. G. Phương sưu tầm
Tâm Sự Của Cha Mẹ
Sưu Tìm: Ng. G. Phương Thực hiện FLV: VTD
Xin chờ giây lát, lâu hay mau tuỳ theo tốc độ và lưu lượng của đường truyền. Dùng chuột nhấp vào nút điều khiển hay ngay trên màn hình để xem tiếp hay sang trang. (Nếu bạn có đường truyền chậm và có trở ngại khi xem video loại nầy, xin cho biết để chúng tôi tìm cách cải thiện. Cám ơn sự góp ý của các bạn)
Chúc Tết Đầu Năm - Xuân Mậu Tý - Tôn Duyên
Đầu năm kính chúc Gửi NÔNG LÂM SÚC BảoLộc.net Đinh Hợi qua đi Năm mới Mậu Tý Bao nhiêu phiền toái Cuốn gói ra đi Cho lòng thanh thản Cho Tham Sân Si Không còn quấy nhiễu Bạn bè đoàn kết Góp sức cùng nhau Chung một hướng đi Vạn sự như ý Thầy Cô đẹp lòng Bước sang năm mới Kính chúc bạn hiền Luôn luôn thành đạt An khang thịnh vượng Hạnh phúc bên nhau Tấn tài tấn lộc Đầu năm kính chúc ***** Nguyễn Tôn Duyên Xuân Mậu Tý - 2008Lá thư của anh Tô Hoàn Ân
Thơ góp ý của anh Tô Hoàn Ân
Tôi là một cựu học sinh NLSBL thầm lặng, thích liên lạc với anh em trong thân tình, thoải mái và cởi mở nên trong đêm Đại Hội Kỳ 4, thấy các bạn trong ban văn nghệ, các nàng dâu nỗ lực tập dợt và ca múa một cách hồn nhiên, tôi cũng không ngại lên sân khấu làm hề, chỉ mong mua những nụ cười hầu góp phần với anh em, mang lại những giây phút vui tươi, ấm cúng cho đêm Đại Hội.
Sống trong niềm vui còn âm hưởng,chợt nghĩ, nếu vì một lý do nào đó mà những buổi họp mặt của gia đình NLS như các kỳ Đai Hội của anh em mình không còn được tổ chức nữa, thì chắc chắn, tôi và sẽ có rất nhiều người nuối tiếc vì đã mất đi những dịp hội ngộ để vui đùa, để sống, để tìm lại những kỷ niệm của thời chúng ta cùng chung sống, để nhắc nhớ và cũng như tìm hiểu đời sống của các bạn cũ cùng lớp, cùng trường của tôi và của các anh chị.
Diễm Xưa và những điều có thể bạn chưa biết
Diễm xưa là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7. Diễm xưa cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii Mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. Diễm xưa còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt Nam tại một trường đại học ở Nhật. Đại học đường Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài "Diễm xưa" có kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Bài hát còn được đài truyền hình NKH chọn làm bản nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam
Đôi Hàng Về Tích Táo Quân
Ngày đưa ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên trong để bắt đầu công việc chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết. Sự tích ông táo trong dân gian Việt Nam, có những nét đẹp truyền thống của nó. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau: Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời.