Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi - Ngô Kiều Phát Sưu Tìm
Anh Ngô Kiều Phát (TL 69-71) vừa gởi cho Trang Nhà một bài viết của Ông Lê Anh Tuấn với tựa đề "Tôi yêu tiếng nước tôi
"
Như bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, ngôn ngữ Việt khá sâu sắc và có vẻ đẹp đặc thù riêng mà cả đời chúng ta đã dùng nhưng vì quá gần gũi nên đôi khi với sự hững hờ cùng sự vô tâm và trong một bất chợt nào đó, ta mới nhận ra sự phong phú tuyệt vời và không kém phần nhiêu khê trong việc học, trao dồi ngôn ngữ của chính mình. Vả chăng, phải mất cả đời người dù với tất cả lòng yêu quý cùng sự trang trọng cũng chỉ có thể học, hiểu cùng chiêm ngưỡng được một phần rất nhỏ giá trị thẩm mỹ tuyệt diệu của ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta; Và hẳn nhiên, phải mất cả đời luôn chăm chỉ học, nghiêm túc và thật cẩn trọng trong việc sử dụng thì may ra dùng được trôi chảy và đúng cách trong một chừng mực nào đó thôi!
Nhận thấy bài viết khá thú vị về ngôn ngữ Việt nên chúng tôi xin đăng để chúng ta cùng đọc, cùng suy gẫm. (Trang Nhà)
Tôi yêu tiếng nước tôi
Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.
VẪN LÀ NỖI NHỚ KHÔN NGUÔI
Truyện: Nguyên Nhung
Sưu Tìm: Nguyễn Gia Phương Thực hiện FLV: VTD
Bấm vào phần xem tiếp phía dưới để xem truyện. Xin chờ giây lát, lâu hay mau tuỳ theo tốc độ và lưu lượng của đường truyền. Đưa chuột nằm trong lòng màn hình, nhấp chuột để sang trang. Nếu cần có thể bấm các nút điều khiển để xem tiếp hay sang trang. (Nếu bạn có đường truyền chậm và có trở ngại khi xem video loại nầy, xin cho biết để chúng tôi tìm cách cải thiện. Cám ơn sự góp ý của các bạn)
Những bài thơ tiễn Xuân - Trần Thùy Hương
Đối diện mặt trời
Ta đối diện mặt trờiNồng nàn tia nắng ấm Ngập tràn hương xuân thắm Niềm vui rung đóa môi Buồn đi vào quá khứ Tình ghé sát nụ cười Bàn tay nào ấm áp Nâng cánh hồng lẻ loi Không gian ngây ngất say Thời gian mọc cánh bay Hồn ta như rượu mới Bồng bềnh theo gió mây Đi về phía mùa xuân Yêu thương hóa mênh mông Mặt trời tan trong mắt Bỏ quên thời hư không .
Buổi sinh hoạt với nhiều kỷ niệm - Lục Phan
"Dao phát cầm tay, Chào!" và tiếng đồng ca "Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày..."
Chắc hẳn nhiều người trong tập thể Nông Lâm Súc Bảo-Lộc còn nhớ khẩu lệnh và tiếng hát đi kèm với nhau trên đã xuất hiện trong dịp nào?
Bước vào năm thứ hai với trường, tức niên khóa 68-69, tôi hân-hạnh được cùng với Cô Kim (và một số thầy khác mà tôi không nhớ!) hướng dẫn Đoàn Học Sinh Phật Tử Vạn-Hạnh thuộc Trường NLS Bảo Lộc cắm trại hai ngày ở Tân Phát, với ý hướng tạo cơ hội sinh hoạt tập thể trong học sinh và hoà mình vời đời sống thiên nhiên.Trại sinh chúng tôi khoảng hai trăm, và chúng tôi chọn địa điểm dựng trại kế bờ thác ở đầu trại định cư Tân Phát.
Món Ngon Quê Mình - Chè - Sưu Tìm: Trần Thị An Hảo
Món Ngon Quê Mình - Chè
Sưu Tìm: Trần Thị An Hảo Thực hiện FLV: VTD
Bếp Hồng của Trang Nhà xin giới thiệu với các bạn 20 món chè, hình ảnh và cách nấu do Chị Trần Thị An Hảo sưu tìm.
Xin các bạn chờ giây lát, lâu hay mau tuỳ theo tốc độ và lưu lượng của đường truyền. Đưa chột nằm trong lòng màn hình, mỗi lần nhấp chuột các loại chè được liệt kê và cách nấu. Nếu cần có thể bấm các nút điều khiển để xem tiếp hay sang trang. (Nếu bạn có đường truyền chậm và có trở ngại khi xem video loại nầy, xin cho biết để chúng tôi tìm cách cải thiện. Cám ơn sự góp ý của các bạn)
Tìm hiểu vận tốc của các hạt cực vi tử - Dương Thị Tuấn Ngọc - ĐS 2007
Cô Dương Thị Tuấn Ngọc tốt nghiệp trường Cao Đẳng Nông Nghiệp, Sàigon (tiền thân là trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao, thành lập năm 1955), Kỹ Sư Thú Y, Khoá III, 1961-1964. Năm 1964, Cô được Nha Học Vụ Nông Lâm Súc bổ nhiệm về trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc giảng dạy môn Mục Súc cho các lớp đệ Tam, đệ Nhị và đệ Nhất.
Đến năm 1970, Cô rời trường NLS Bảo Lộc và được thuyên chuyển về trường NLS Bình Dương, cũng trong vai trò của một vị giáo sư của ban Mục Súc. Đến năm 1971 Cô nhận được một học bổng tu nghiệp tại Đại Học Chulalongkorn,Thailand. Đến tháng 7 năm 1971, Cô trở về nước và sau đó được cử về dạy các lớp Kiểm Sự tại Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, SàiGòn. Cho đến năm 1975, Cô lại được thuyên chuyển về trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp tại Thủ Đức. Năm 1981, Cô trở về quê nhà Bến Tre, và làm việc tại trại chăn nuôi heo cấp I, trong vai trò của một chuyên viên kỹ thuật. Rồi đến năm 1982, Cô lại trở về lại ngành giáo dục, giáo sư tại trường trung học Nông Nghiệp Bến Tre.
Chiếc Áo Lót Bằng Tơ - Mộc Hương
(Tôi chọn tựa Chiếc Áo Lót Bằng Tơ cho đề tài Mẹ tôi viết ở đây để tượng trưng cho tính đoan trang, kín đáo của đứa con gái mà người Mẹ Việt Nam nào trên thế gian này cũng lấy đó làm mối quan tâm. Dựa theo câu nói của một người bạn: "Mặc dù Mẹ mình mất sớm nhưng mình tự hào rằng mình vẫn là đứa con gái ngoan")
Đã nhiều tháng nay, Má tôi "không thèm" nói chuyện nữa. Mỗi ngày ba bữa ăn đều đặn vẫn nuốt trôi, nhắm mắt và mở mắt, nhưng không nói lời nào. Tuổi già đang gặm nhắm người mẹ thân yêu của tôi.
Từ khi Má tôi về ở với chị tôi cho tiện việc săn sóc thì tôi chỉ có thể thăm Má tôi vào mỗi chiều thứ năm là ngày tôi nghỉ việc. Thỉnh thoảng thêm một chiều chủ nhật. Nhìn Má tôi nằm im không nói, tôi thèm được nghe cái giọng nhẹ nhàng quen thuộc đó, nói một lời gì, dù là quở mắng như mỗi khi tôi làm sai.
Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ - tiếng hát Quỳnh Hoa
Ở Hoa Kỳ, hàng năm có rất nhiều ngày "Lễ", tạm dùng chữ "Lễ" không có nghiã là chúng ta được nghỉ, được trả lương mà không phải đi làm việc, mà ngược lại có thể nói những ngày này vẫn phải làm việc bình thường hoặc cần làm "overtime" thêm vì biết chắc cái hầu bao sẽ bị "xẻo" đi một miếng. Có nghiã đây là những ngày mà thiên hạ sẽ tiêu hoang hơn chừng mực cho một vấn đề mà đôi lúc có một số người quan niệm cho là không cần thiết, chỉ bày trò, vẽ vời hay học đòi, bởi vì họ quan niệm là không có nó thì cuộc đời vẫn thăng hoa, vẫn đậm đà, mà có nó thì "hỷ nộ ái ố" vẫn lênh láng! Giữa hai phe "Pro" và "Con", họ vẫn bảo thủ cho quan niệm riêng của mình. Phe nào "không" thì vẫn nhất định "không", còn phe nào "có" thì muôn đời vẫn "có", ai nói mặc ai! Tuy nhiên cạnh đó có thêm một phe, tương đối nhẹ nhàng, đó là phe "thịt ba rọi", họ chủ trương thỉnh thoảng nên "có" nhưng không tạo thành tiền lệ, có một tí cho thêm phần hương khói, mỗi ngày có một niềm vui và một ít ngạc nhiên. Đó là những quan niệm của giới tiêu dùng, nhưng với một quốc gia mà nền kinh tế vẫn tự hào đứng nhất nhì trên thế giới, thì những ngày "Lễ" như thế này có thể là một điểm mốc đánh giá sự hưng thịnh hay suy thoái của một kỹ nghệ vì trong những ngày này mức tiêu dùng có thể lên tới hàng tỷ đô la Mỹ
Khí thế sức manh Hoa Kỳ ngày nay và ngày mai - G.S. Tôn Thất Trình
Chúng tôi đã thô thiễn trình bày sức mạnh Trung Quốc ngày nay ( Định Hướng số 49, mùa Xuân 2007 và trên nhiều trang web - forum Việt kiều Canada, Phi Luật Tân v.v...). nay cũng xin cố gắng trình bày hiểu biết thô thiễn của chúng tôi về sức mạnh Hoa Kỳ ngày nay và tương lai .
Hoa Kỳ không còn ngự trị đơn cực chánh trị quốc tế nữa
Tuy rằng trên thế giới ngày nay, Hoa Kỳ vẫn còn là một tập hợp quyền lực lớn nhất và duy nhất. Mỗi năm, Hoa Kỳ chi tiêu hơn 500 tỉ - billion đô la Mỹ cho quân sự, và hơn 700 tỉ nếu thêm vào đó các hành quân ở Afghanistan và Iraq hay vẫn rêu rao là lực lượng lục quân, không quân và hải quân Hoa Kỳ mạnh nhất thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có GDP khoảng 14 ngàn tỉ - trillion đô la, cũng lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ là nơi có nguồn văn hóa chánh (qua phim xi nê và ti vi), thông tin và sáng chế.