Lâu lắm rồi, bây giờ với trí nhớ tồi tàn tôi cố gắng nhớ lại những chuyện của hơn ba mươi năm về trước. Lớn lên trong một gia đình mà lúc nào bố tôi cũng đặt trọng trên vấn đề chữ nghiã và bằng cấp. Việc học hành trong gia đình tôi vẫn có một kỷ luật thật nghiêm minh và theo trường phái đứa trên kèm đứa dưới. Tôi là đứá con ở khúc giữa, ở trên là hai bà chị và một ông anh, kế tôi là một cậu em, cũng là dân NLS Bảo Lộc. Từ bé đến lớn sự học hành cuả tôi nó cũng chả có gì sáng suả cho lắm, lúc đó tôi còn đang học lớp đệ Tứ của trường trung hoc Văn Hiến vùng Tân Định, ngôi trường mà tôi học chỉ băng qua cái đường hẻm là tới ngay cổng trường.
Sao mà hồi đó tôi ghét cái trường này đến thế chỉ vì một điều đơn giản đó là đứng ở balcon cuả nhà tôi là có thể nhìn thấy rõ mồn một cái thằng tôi đang ngồi học trong lớp, thỉnh thoảng ngồi trong lớp ngó qua cửa sổ là tôi thấy rõ ông bà cụ tôi hay ông anh bà chị đang đứng nhìn qua, thế mới chán! chưa kể trong đám bạn bè thỉnh thoảng vẫn trêu chọc tôi vì sự xuất hiện cuả ông bà cụ. Ngôi trường này đã chôn chân tôi hết mấy năm và không có gì hào hứng vui vẻ cả.
Chắc các bạn nào ngày xưa ở Sài Gòn mà thi vào Đệ Thất trường công mà rớt như tôi và rồi phải kiếm các trường tư thục học, và cách hay nhất vẫn là bố mẹ thích kiếm những trường nào gần nhà để dễ kiểm soát và giảm bớt lêu lổng cuả con mình. Trong lớp, tôi và nhóm bạn bè là những thằng thuộc loại học giỏi thì không tới phiên mình, học dốt thì chưa được xếp loại và trong lớp thì luôn đóng đô ngồi ở những dẫy bàn cuối của lớp học. Minh, ngồi cùng bàn với tôi, Minh bỏ trường ra đi không một lời hứa hẹn, chúng tôi cũng không biết hắn đi đâu, hoặc nghĩ hắn đã trộm khai sanh cuả người anh và đăng đi lính chăng! chỉ nhớ rằng đên khi tôi lên Đệ Tam, thì Minh lù đù dẫn xác về trường, thế là hắn ngồi xuống với anh em và kể về một thiên đường nơi hắn đã đến và học, anh em ngồi nghe thằng nào thằng nấy há hốc mồm ra vẻ thèm thuồng. Minh nói bao nhiêu chuyện về ngôi trường hắn theo học, đó là trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc, ở tỉnh Lâm Đồng. Với tôi lúc đó không biết Bảo Lộc là ở đâu, thú thật từ bé đến lớn tôi chỉ ở nhà với ông bà cụ và chỉ có sáng đi học và trưa về nhà, thỉnh thoảng bà cụ sai vặt chạy đây đó hoặc đi mua vài món hàng xén ở đầu đường đầu chợ, rồi mỗi năm ông bà cụ dẫn cả nhà đi Vũng Tầu nghỉ hè, đó là niềm hạnh phúc cuả tuổi thơ và mới lớn.
Qua buổi thuyết trình của Minh, trong đầu tôi chợt loé lên một ý tưởng muốn được đi học xa, được đến ở một nơi xa nhà, hy vọng thu thập được nhiều mới lạ, có nhiều tự do và điều quan trọng là không phải trình thưa bẩm báo sự đi đứng cuả mình với ai cả. Qua câu chuyện Minh kể, thế là tôi biết mình phải làm gì, tôi đã lần mò và tìm ra được Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, nằm kế bên cạnh Ty Cảnh Sát Quận 1. Tôi lên đó và được biết hàng năm Nha Hoc Vụ NLS có tổ chức các kỳ thi tuyển học sinh vào hai lớp Đệ Ngũ và Đệ Tam. Tôi không ngần ngại nộp đơn xin thi tuyển ngay, và không nhớ rõ lúc đó gia đình tôi tính toán thế nào nhưng chắc chắn một điều từ ông bà cụ đến anh em đều coi chuyện tôi đi thi tuyển không có gì ầm ỹ, vì đi thi là một chuyện và được trúng tuyển là một chuyện khác, cả nhà cũng chưa biết đó là trường gì, học hành như thế nào. Tôi còn nhớ cuộc thi tuyển được tổ chức tại trường tiểu học Cô Giang, gần rạp hát Hưng Đạo.
Ngày kết quả, tôi đã tìm thấy tên mình trong danh sách những học sinh trúng tuyển. Tôi nghĩ lúc đó tôi vui mừng lắm và cảm thấy hạnh phúc lắm, hạnh phúc của tuổi học trò, vì có thể nói đây là lần đầu tiên trong đời tôi đã thi đậu một kỳ thi tuyển mà các anh chị tôi đã lấy một cách thật dễ dàng. Thằng bé về nhà trình thưa với ông bà cụ và xin đi Bảo Lộc học. Thỉnh nguyện đi xa của tôi được chấp thuận dễ dàng và cả nhà cũng hờ hững và không có gì quan trọng lắm. Tôi chỉ còn nhớ lúc đó ông cụ tôi bảo rằng ông sẽ viết thơ gửi tôi cho ông Trưởng Ty Xã Hội trên đó và giao trách nhiệm cho ông anh của tôi thu xếp và đưa tôi lên Bảo Lộc. Còn bà cụ tôi thì dẫn thằng con trai “ham vui” này đi bác sĩ khám sức khoẻ để nhập học, và đương nhiên bà cụ dặn dò tôi nhiều điều lắm nhưng tôi chỉ còn nhớ câu dặn dò duy nhất của bà cụ “lên đó con lo học và đừng hút thuốc lá nghe con!”. Rồi cụ dẫn tôi đi chợ Đa Kao sắm đồ, mua cho tôi một cái hòm gỗ để chứa hành trang cho tôi, sao lúc đó cái hòm gỗ này nó to đến thế. Ngày lên đường nhập học, tôi và ông anh đón taxi ra bến xe miền Đông ở Ngã Sáu từ tờ mờ sáng.
Sung sướng và hạnh phúc làm sao!! lần đầu tiên cậu bé được xa nhà đi học, cảm nghĩ cuả lo sợ và bâng khuâng đã không có trong tôi dù đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi xa mà không có bố mẹ và đi bằng một phương tiện xe đò đến một nơi mà mình chưa hề nghe đến và biết đến. Chuyến đi của anh em chúng tôi chỉ qua khỏi Định Quán là bị Việt Cộng đắp mô đặt mìn, rồi chờ lính Công Binh đến mở và dọn dường, mặc dù thời đó bản thân tôi chưa có một khái niệm về các chủ nghiã hay về cuộc chiến tranh!! cả một đoàn xe dài cùng chung cảnh ngộ, khung cảnh thật nhộn nhịp và ồn ào mà tôi chưa bao giờ thấy trong cuộc đời. Đến chiều tài xế xe đò quyết định quay về Saigon thay vì ngủ đêm ngoài quốc lộ. Về đến nhà ông anh tôi đã quyết định là ngày mai tôi sẽ đi lấy một mình, và cầm theo 2 tờ “sự vụ lệnh”, một gửi cho ông bà Khiêm, và lá thứ nhì gửi cho Bà Thư làm việc tại Ty Xã Hội.
Chuyến đi này tôi thật sự trưởng thành, một mình một súng và ba lô lên đường, cũng như lần trước chuyến này cũng bị dừng lại ở nhiều nơi như Túc Trung, Gia Kiệm, Định Quán, rồi Đèo Chuối, cuối cùng tôi đã lên tới Bảo Lộc vào lúc gần nửa đêm và trời mưa thật lớn. Chiếc xe đò đổ khách, bỏ tôi tại bến xe đò gần chợ Bảo Lộc. Trong lúc trời mưa tầm tã và còn chưa biết phải làm gi, đi đâu, đang loay hoay lấy lá thơ ra để tìm xem điạ chỉ, thì một anh xe lôi chạy xà đến âu yếm hỏi thăm và cho biết địa chỉ này cũng khá xa nhưng sẽ đưa tôi đến tận nhà. Cậu bé ngoan ngoãn leo lên xe lôi, chở tôi chạy lòng vòng một hồi và cuối cùng ngừng ở một ngôi nhà và anh ta chỉ cho tôi số nhà đúng với trong thơ. Cả khu phố vắng tanh không một bóng người, đèn đường cũng chả có, ngần ngại một lúc rồi tôi bấm chuông, ngoài trời vẫn mưa tầm tã và lạnh kinh hồn, chiếc áo mưa bà cụ mua cho tôi ở ngoài chợ chả thấm vào đâu với cơn mưa và giá lạnh của vùng cao nguyên. Đèn trong nhà bật sáng, và một bà bác xuất hiện, bác hỏi tôi “có phải là cháu Lương, con cụ Phong không?”, tôi gật đầu, và bà bác mừng rỡ và cho biết bác trông chờ tôi cả ngày hôm nay, thì hoá ra ông cụ tôi đã điện thoại cho bà biết rằng thằng con đã lên đường đi Bảo Lộc.
Đêm đó cũng là đêm đầu tiên xa nhà trong cuộc đời và biết thế nào là cái lạnh và mưa cuả vùng cao nguyên. Bác Thư đun cho tôi một nồi nước sôi rồi bảo tôi đi tắm và thay quần áo, sau đó bác dọn cho tôi một bữa cơm nửa khuya thật ấm lòng, hai bác cháu trò chuyện, bao nhiêu chuyện hỏi thăm về gia đình. Tôi chỉ còn nhớ bác Thư dặn dò tôi đủ thứ và khuyên tôi đừng lo gì cả, đã có bác và ông bà Khiêm ở đây. Tôi lúc đó nghe chuyện cũng ừ à vì mọi sự đều còn mới nhưng thấy tương lai không mù mờ lắm và chắc không vất vả lắm vì có người quen biết với gia đình. Sáng hôm sau bác Thư hỏi tôi có cần gì thêm để chuẩn bị cho ngày nhập học không? và rồi bác dẫn tôi đi chợ Bảo Lộc, ban ngày sáng suả và tôi đã nhận diện được bộ mặt cuả thị xã Bảo Lộc, với bao hình ảnh lạ hoàn toàn khác hẳn với Sài Gòn, nơi tôi sống bao nhiêu năm, chổ nào cũng nhìn thấy đồng bào dân tộc, sáng sớm họ vác cái gùi đi thành từng nhóm ra chợ và bầy bán những món hang mà họ kiếm được trong rừng như măng tre, thú rừng để đổi lấy gạo, cách họ ăn mặc cũng khác hẳn với người thành phố. Hai bác cháu đi bộ khoảng một hai khu phố là tới chợ, tôi nhìn thấy bến xe đò nơi đêm qua đã bỏ tôi xuống ở đây; hoá ra đêm qua tôi bị anh xe lôi bịp và chở tôi đi vòng vòng và xơi tái của tôi một số tiền còm. Nhưng nghĩ lại số mình vẫn còn may, và cảm ơn anh xe lôi, tôi chưa bị lột hết tiền và bỏ lạc giữa đêm mưa. Một ngày mùa mới, một trang sách mới mở ra, và tôi bắt đầu trở thành một học sinh của trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
Những ngày đầu nhập học ở trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc với tôi là những kỷ niệm đẹp và không bao giờ quên được. Sáng hôm đó, tôi thức dậy sớm để chuẩn bị lên trường làm thủ tục nhập học. Sáng sớm Bảo Lộc lúc nào trông cũng sương mù và sẵn sàng mưa tới và tôi đã phải đi bộ, đây là lần đầu tiên trong đời tôi phải đi bộ xa đến thế, tôi đi bộ từ bên kia bờ hồ gần bên toà hành chính Tỉnh có lẽ cũng một vài cây số để tới trường. Xung quanh tôi tất cả mọi thứ đều là mới lạ và to lớn và bao la. Tới cổng trường, ngôi trường thật là lớn, đẹp và hùng vỹ, nó không lớn như kiểu các trường trung học ở Sài Gòn, với một hai tầng lầu, mà nó lớn ở một dạng thái khuôn viên to và rộng lớn, như các “campus” cuả các đại học nước ngoài mà tôi có dịp được nhìn thấy một vài hình ảnh trong các sách vở hay tạp chí. Từ ngoài đi vào, cổng trường oai vệ cao lớn với hàng chữ “Trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc”, và rồi một khoảng cách không xa là một cây bách tùng đứng ngạo nghễ chào đón học sinh, từ đó với hai ba lối rẽ, một hướng đi về Đại Thính Đường, lúc đó tôi vẩn chưa biết đó là toà nhà gi? mội lối đi về văn phòng, đi tới nữa là cột cờ, xa xa là nhửng toà nhà ở mọi dạng kiến trúc khác nhau và sau này tôi biết đó là những lớp học, những dẫy nhà cuả các thầy cô, rồi các lưu xá cho học sinh ở nội trú, rồi khu nhà bàn, sân đá bóng, sao mà trường to lớn thế!! dưới mắt cuả một cậu bé 15 tuổi lần đầu tiên xa gia đình.
Ngày đầu đến trường có những thứ mà có lẽ chả riêng tôi mà các bạn ở mọi lớp đều phải nhớ, nhớ chỉ vì mình đến học trường này và nó không có ở các trường khác. Ngày chuẩn bị đi lên Bảo Lộc, thì trường có thông báo học sinh cần mua các món cần dùng để nhập học, tôi vẫn nhớ một món đặc biệt đó là đôi giầy ủng cao su, lúc đó tôi vẫn thắc mắc là mình đi học sao lại phải đi đôi giầy ủng này, đây là đôi giầy mà tôi vẫn thấy các anh lính chữa lửa hay các các anh làm việc ở sở vệ sinh hút hầm cầu thời đó hay xài!!! Ngày đầu tiên tôi mang đôi giầy ủng này, trông thật buồn cười vì nó quá khổ so với đôi chân cò cuả tôi. Khi đi từ nhà tới trường tôi mới nhận ra một điều đây là đôi giầy hữu hiệu nhất và cần thiết để có thể đi bộ dưới mưa và dưới những luồng nước đổ dốc và siết của vùng đất đỏ cao nguyên Lâm Đồng. Càng ngày tôi càng thấy lợi ích thiết thực cuả nó qua các buổi đi rừng hoặc làm luống nông trại.
Món quà thứ hai mà vẫn luôn nằm trong ký ức cuả tôi đó là cặp xà bất và dao mác. Tất cả học sinh nhập học ngày đầu tiên là đều phải có hai món này, anh nào vô ghi danh học, làm thủ tục khi bước ra khỏi văn phòng là có hai món này. Ban đầu tôi không hiểu sao đi học mà trường lại phát cuốc và dao, sau này mới biết cây xà bất được dùng để cuốc đất làm luống rau (lớp Canh Nông) hoặc dùng để phác cỏ tranh và cây mắc cỡ (lớp Thủy Lâm), còn cây dao mác dùng để đi rừng phát bụi tìm lối đi. Hai món bửu bối này đã đính ứơc với đời sống cuả học sinh Nông Lâm Súc khá chặt chẽ và cũng là những phương tiện hữu hiệu để bảo đảm một cuộc sống ấm no và an lành. Có những hình ảnh khó quên đã đi sâu đậm vào ký ức tôi về chuyện cái xà bất và cây dao mác, đó là những buổi trưa chiều đang ngồi chăm chú nghe thầy cô giảng bài, thì chợt những tiếng kêu leng keng kéo lê cuả xà bất trên mặt đường cuả vài anh chị đi làm nông trại về có lẽ trong cơn mệt mỏi hoặc đang cố gắng đánh thức những thằng đang ngủ gật trong lớp như tôi; hoặc hình ảnh đẹp hơn nữa đó là trong những trận đá banh giao hữu giữa trường và các đơn vị quân đội bên tiểu khu, đặc biệt con trai các lớp đều tham dự và kéo hết ra sân banh để cổ võ cho đội nhà, nhưng đặc biệt đi cổ võ mà ai nấy trên tay đều có mang xà bất hoặc dao mác, tôi cũng chả hiểu để làm gì!!!!
Những ngày trước khi lên Bảo Lộc, tôi được biết trường NLS có hệ thống lưu xá cho học trò ở nội trú, thật sự lúc đó trong đầu óc trẻ con của mình cũng chưa hình dung được những lưu xá này như thế nào, nó có giống cái nhà mình đang ở không? đời sống sinh hoạt ra làm sao? phòng ốc như thế nào? chỗ ăn chỗ ngủ, tắm rửa có tiện nghi không”, bao nhiêu là câu hỏi trong đầu tôi. Rồi những ngày đầu nhập học trường NLS Bảo Lộc, chữ nghiã thì chưa học được bao nhiêu nhưng có một điều học được là được biết trường này có năm lưu xá, đó là A, B, C dành cho Đệ Tam, Đệ Nhị và Đệ Nhất, và D dành cho các bạn lớp Đệ Ngũ và Đệ Tứ, và đặc biệt lưu xá E to đùng là dành riêng cho các “chiến sĩ gái” từ lớp Đệ Ngũ tới Đệ Nhất. Thú thật lúc đó nhìn xa xa thấy lưu xá E sao mà hùng vĩ đến thế!! đứng ngạo nghễ như là Hai Bà Trưng, không phải bà Triệu Ẩu đâu nghe!!. Còn ba anh em lưu xá A, B, C có đứng cạnh nhau chỉ như là Tướng Sĩ Tượng thôi và cũng chả thấm vào đâu, riêng em D đứng cạnh chị E thì cảm tưởng như anh chàng Vi Tiểu Bảo, èo ọt cả đời, bởi vậy nhà trường mới xếp lưu xá D dành cho lớp nhỏ nhất, để dễ làm em nuôi và chị nuôi!! xin lỗi các bạn đã ở lưu xá D một tí, các bạn đã không chịu tận dụng những ưu thế của mình về chiến thuật và địa hình.
Những ngày đầu nhập học, vì là “lính tò te” nên chưa được vào nội trú ngay, hàng ngày từ lớp học tôi vẫn đi ngang qua các lưu xá A, B, C vì ở gần ngay khu “Nhà Bàn Kinh Tế”, sân bóng rổ, sân volley, sân đá banh, quán bún bò chị Tráng, Bà Tề, mỗi lần đi ngang nhìn thấy các bạn đứng ở trước cửa lưu xá mà phát thèm và mơ ứơc ngày nào đó được vào đó ở. Riêng lưu xá E vì nằm hơi xa khu thị tứ, lưu xá E đi nữa là qua các nhà thầy cô rồi đi xuống rừng luôn!!! không biết có đúng không các bạn.
Ngay cả về sau này khi đã vào ở lưu xá và trong người tôi đã mang một tí máu “giang hồ vặt” rồi, tôi cũng nại nhiều lý do và không dám đi xuống vùng đó, hay là mình sợ chăng? âm thịnh dương suy !!!, âm khí lạnh lẽo, chỗ đàn bà con gái ở mình vào đó làm gì, chết lúc nào không hay!! Có thể nói đến ngày rời trường tôi vẫn chưa một lần đặt chân vào phòng khách cuả lưu xá E!!! oai hùng chưa!! thêm vào đó bởi vì lưu xá E không nằm ở ngay trên đường lộ, không như các lưu xá A,B,C,D, đến gần thì không dám, sợ các chị ở trong đó dòm ra rồi kêu ơi ới, mà đứng ngoài lộ cái ngó vào thì xa quá chả thấy gì, chả nhìn ra ai!!! Bây giờ nghĩ lại cũng tiếc cho thời non dại của mình, giá mà!!!!. Có lẽ chỉ có vài anh em thơ ngây và khờ dại như tôi mới có những ý nghĩ chân chính và hiền lành như vậy, chứ ngoài ra tôi thấy anh em trong lưu xá tôi ở (chỉ dám xin trình bày những sinh hoạt của lưu xá B thôi), chiều nào cũng như chiều nào, cơm nước xong là có những anh nhớn nháo và tất bật lên như gà đạp mái, nai nịch súng ống, áo quần bảnh bao (không biết có tắm không! Vì nước trong lưu xá chẩy có giờ và trời Blao lúc nào cũng lạnh về chiều), trong đó có những thằng bạn tôi, thậm chí đôi vớ, đôi giầy, cái quần kẻng cũng không có, rồi một màn đi vay mượn đổi chác và hứa hẹn, sau khi khăn áo chỉnh tề là thẳng đường tiến đến lưu xá E.
Chả hiểu qua bên đó có “cào cấu” được cái gì không? và thường những cuộc ra quân như thế này phải cấp tốc vì thời gian eo hẹp và ngắn ngủi lắm lắm và chỉ kéo dài tới trước giờ tắt đèn, khoảng 9:30 đêm gì đó, anh nào có lèm bèm lắm thì cũng liệu mà rút binh nếu không thì “Cô Thế” giám thị cũng đuổi về thẳng tay. Chuyện chưa ngừng ở đây, vì về đến hậu cứ là đèn dầu được thắp lên, bao nhiêu chuyện được kể ra, chuyện thật cũng có, chuyện chế cũng có, nó như là pháo đốt ngày 30 Tết, rồi các anh khoe chiến lợi phẩm, nào là xin được chị nuôi tí tiền còm, hoặc nào là “em đó” chịu đèn rồi và hẹn hò đi chơi. Còn một số cũng không ít, sau khi cơm nước xong, cũng dọn dáng kẻng lắm, nhưng không phải đến lưu xá E mà ra cột cờ ngồi tụ năm tụ bẩy và mặt cứ dài ra hy vọng gặp được người “thương nhớ” hay “chị nuôi” đi tản bộ tiêu cơm về, hy vọng được nói nhăng nói cuội vài ba câu đã ấp ủ trong lòng lâu lắm rồi, hoặc cầu xin được tí “viện trợ” của các “chị nuôi” để giải quyết các cơn đói mà nguồn tiếp viện chính “manda” từ trung ương chưa rót xuống kịp hoặc đứng phì phèo vài điếu thuốc lẻ cho quên đi sự hẩm hiu của mình, đó là “đẹp trai như tôi mà chả có em nào mê cả!!” hoặc “vô duyên” đến độ chị nuôi cũng không có!!
Hoạt cảnh này diễn ra đêm nào cũng như đêm nào, phải đến gần nửa đêm rồi lúc đó anh nào còn nhớ thì lấy bài ra học, còn không thì đi ngủ luôn cũng không sao!!! Cũng có những anh vừa mê lưu xá E mà lại vừa hiếu học, thấp ngọn đèn dầu le lói ngồi học bài hay viết vài lá thư tình lăng nhăng gì đó, và thỉnh thoảng “Bố Híp” giám thị lại gõ cửa phòng và nhắc khéo “em lạy anh! các anh đi ngủ khuya quá rồi vì mai còn dạy đi học”.
Chuyện lưu xá vẫn luôn có những cái tốt và cái xấu, hy vọng những chuyện tôi kể ra đây chỉ có ỏ lưu xá B bên trái, chứ bên phải thì học hành ngoan lắm và dĩ nhiên đi ngủ có giờ giấc đàng hoàng hơn vì cơm no áo ấm quanh năm. Tôi vẫn còn nhớ vào thời đó mổi một cấp lớp đều có một “band” nhạc, lớp đệ tam cuả chúng tôi có ban nhạc “Le Tobias” và cũng đang là phong trào nhạc du ca và Trịnh Công Sơn. Phòng tôi và phòng của anh em Đình, Hy, là 2 ban nhạc chơi suốt đêm, với nhạc cụ tự chế lấy từ nồi niêu soong chảo và thùng thiếc tây, rồi đờn thùng, đờn điện. Có lúc tôi phải trốn qua phòng cuả Nguyễn Hưng Thái và chui lên trần nhà để mong tìm một ít nào đó cuả sự yên tĩnh với ngọn đèn dầu vì năm đó tôi chuẩn bị thi nhẩy tú tài một, có lẽ nhờ sự hiếu học và quyết tâm mà năm sau tôi đả nhẩy lên đệ nhất học luôn.
Viết về đời sống lưu xá của học sinh Nông Lâm Súc Bảo Lộc thì chuyện rất là dài và nhiêu khê lắm, nhưng đó là những kỷ niệm đẹp để nhớ đời. Một trong những nét đặc thù mà dân nội trú như chúng tôi không ít thì nhiều vẫn phải có, vì không có nó thì thiếu đi tính chất cuả dân nội trú, đó là những ngày tháng “chới với”. Tôi không biết từ “chới với” đến từ đâu và lúc nào và đôi lúc tôi vẫn tự hỏi không biết khi ngôi trường còn gọi là trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao, các lớp bậc thầy, bậc đàn anh cuả chúng tôi cũng học, ăn ở nội trú trên này, họ có bị “chới với” như anh em chúng tôi không? có đi ăn trộm gà, bắt thỏ, đào khoai mì cuả đồng bào Thượng và nhiều thứ khác, nhửng trò chơi cuả tuổi học trò chẳng qua cũng vì chữ “đói”.
Bây giờ sau hơn 30 năm, mỗi lần nghe ai nhắc tới danh từ “chới với” đã làm tôi chợt nhớ về những gì thật quen thuộc và gần gủi với tất cả những ai đã dành một phần tuổi niên thiếu của mình ở nơi đây, một tinh thần đùm bọc, đói cùng đói và no cùng no (thật sự thì đói nhiều hơn no), đây là một Slogan của trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Các bạn đã từng một thời đứng dưới cột cờ thân yêu, đã từng bước chân vào Nhà Bàn kinh tế, từng có những đêm thức trắng để nấu một lon gigo cơm, một nồi khoai mì luộc, một đĩa rau lang hay một con gà luộc thơm phức, một nồi thỏ ragu, xin đụơc ghi chú đặc biệt là những nguồn thức phẩm này không phải đến từ chợ búa; những buổi ký sổ triền miên trên quán Chị Tráng, quán Bà Tề, hoặc những buổi trưa ngồi quanh gánh chè của « Má Che » trong phòng khách lưu xá để xin ăn chịu một hai chén chè, xin các bạn hãy hãnh diện là một « Chới Với » slogan này.
Mỗi lần họp mặt sinh hoạt, các bạn tôi vẫn nhắc đến chuyện chới với của học trò Nông Lâm Súc Bảo Lộc, tự nhiên tối thấy lòng mình chùng xuống và nhớ thật nhiều về bao kỷ niệm dành cho tôi trong những năm ở nội trú. Tôi muốn lột trần hết những nét đặc thù của Chới Với, mà những người đọc như chúng ta, những người đã và đang bước vào thế hệ của cha ông đều phải hãnh diện và mĩm cười, ôi cái đẹp và bao kỷ niệm của tuổi học trò nay còn đâu nữa. Bác Danh Hô Liu, hay bác Lộc Lé một ngày nào đó các bác sẽ ngồi kể lai cho cháu nội ngoại những mẫu chuyện mà đã đi vào tiềm thức của các bác, sẽ chẳng bao giờ các bác quên được. Mặc dù không được là thành viên thực thụ của hội Chới Với, nhưng tôi được cái duyên may và chọn lưạ được sống và nhìn được những sinh hoạt chới với của các bạn mình. Không biết các lưu xá khác ra sao, lưu xá B của chúng tôi mới đúng là «headquarter» của hội chới với. Là một học sinh gương mẫu nhất trong phòng, hơn ai thì không dám nói nhưng chắc một điều là hơn các bác Danh Ho Liu, Thắng Mập, Cảnh ghẻ, Nghị Tobias. Một nén nhang xin được thắp cho hai bạn Cảnh và Nghị, đã bỏ chúng ta đi !
Tôi còn nhớ giá sinh hoạt thời đó, hình như ăn cơm nhà bàn là 750 đồng một tháng, một gói thuốc lá Lucky, Pallmall là 55 đồng, gói Ruby 25 đồng, Baxtos xanh 15 đồng, Càfê thì 2 đồng. Manda mỗi tháng ông bà cụ lúc nào cũng gửi lên đúng ngày và tôi tiêu xài rất rủng rỉnh. Vậy mà vào ở lưu xá một thời gian tự nhiên cũng không còn dư, thỉnh thoảng cũng nợ trên Chị Tráng, nhưng vì là thành phần «good credit» và khá tin tưởng được nên không phải ghi vào sổ. Như vậy các hội viên thực thụ chịu cảnh chới với là đúng rồi.
Một đặc điểm của Lưu Xà B là, người viết không dám nói mọi lưu xá, đó là luôn luôn có những phòng ba sao, bốn sao, năm sao và những phòng chỉ một hoặc hai sao thôi, và điều này rất dể nhận ra ngay. Phòng nào mà lúc nào cửa cũng mở dù là những giờ đi học, phòng không khóa, và đó là những phòng một hay hai sao; bởi vì chả có gì quý để mà mất nên đâu cần khoá. Mà không có gì để mất thì cũng có nghĩa là cũng không có gì để ăn, tức là phòng của dân «Chới Với». Nói vậy cũng quá tội, thỉnh thoảng cửa cũng được đóng nhưng chỉ về đêm thôi, và lúc đó là các bác đầu bếp nào đó đang nấu một nồi gà hay thỏ hay đang luộc khoai mì khoai lang gì đó. Nếu tôi nhớ không lầm thì chỉ có ba phòng lúc nào cửa cũng mở như chào đón khách thập phương, đó là phòng tôi, với Danh, Thắng, Cảnh, Nghị; kế tới là phòng của anh em Đình, Hy, Nhẫn, Nghị già, Phong Chồi, Dzoanh, Ngọc còi, Thuần; và phòng thứ ba là phòng của Bình Xuyên, Hoàng con, Phương Đại Sứ. Mỗi phòng của lưu xá, học sinh đều có một tủ để đựng quần áo, đồ cá nhân linh tinh, hay thực phẩm của gia đình mang lên. Riêng trong phòng của tôi thì cũng có một tủ nhưng chỉ để rác hoặc những đồ lặt vặt vô giá trị. Sinh hoạt hàng ngày của lưu xá nó mang sắc thái thật là đặc biệt. Mỗi buổi sáng và đặc biệt mỗi sáng thứ Hai, “Bố Híp” giám thị đi từng phòng gỏ cửa để đánh thức các “cậu ấm” dậy đi học và chào cờ, bác mà quên là lỗi bác và học trò sẽ mất buổi học hoặc quên chào cờ. Thỉnh thoảng bác lại nghe thoang thoảng từ phòng bên cạnh, tiếng vọng của một ai đó la lên “Bố mày Híp”, và bác cũng thật thản nhiên bước tới trước cửa phòng và hỏi “Anh nào nói gì đấy” và dĩ nhiên là không có ai lên tiếng trả lời.
Thông thường, trong giờ học, các lưu xá luôn luôn vắng và yên lặng, tất cả đã lên lớp, nhưng ở các phòng một sao và hai sao của lưu xá B, đó là giờ đề giặt quần áo, kiểm điểm quân số, thiếu những gì và cần những gì. Thỉnh thoảng một vài bạn trong phòng tự ý cho phép mình nghỉ học ở nhà một ngày với một vài lý do thật đơn giản như trời hôm nay lạnh quá và bao tử cũng đói quá, nghe thật dễ thương và tội nghiệp !!! Đến trưa sau khi tan học buổi sáng, lưu xá trở nên thật nhộn nhịp, các bạn chuẩn bị lên nhà bàn ăn cơm. Đặc biệt là băng chới với một số thì đi ngủ vì không muốn chứng kiến cảnh các anh em khác nhởn nhơ và mặt mày hớn hở đi lên nhà bàn với thẻ cơm trong tay. Một số anh em “mặt dầy” khác cũng quần áo chỉnh tề với lon “gigô” trong tay và hiên ngang bước vào nhà bàn với một phong cách thật tự nhiên như “người Hà Nội”.
Một nét thật đặc thù của dân chới với nói riêng và dân lưu xá nói chung là khả năng sinh tồn và sáng tạo rất cao. Ở vào những thập niên sáu mươi, một cậu bé học lớp đệ Ngũ, đệ Tam, là những “cô chiêu, cậu ấm” không biết cái gì ngoài những chuyện như ăn, ngủ và đi học, hoặc đôi khi còn đái dầm tí ti !! phải không các bạn ? Thế mà chỉ cần khăn gói quả mướp đón xe đò lên cây số 187 là biết ngay sự đời. Các bạn có thể trở thành một nhà sáng tạo hay các kỹ thuật gia tài giỏi; chỉ cần cái lon “gigo” là có thể nấu được một lon cơm mà vẫn ngon không thua gì nồi nấu cơm hiệu National. Một con gà đang chạy nhẩy chỉ cần qua tay anh em lưu xá là có một bữa ăn ngon lành. Những ống lon đồ hộp Mỹ chỉ cần chuyển qua các bạn chới với là trở thành những dụng cụ “lòxô” dùng để nấu nướng. Những thùng thiếc nồi niêu soong chảo được chế biến để trở thành một giàn trống cho một ban nhạc. Chưa kể nhiều bạn còn có những “siêu khả năng”, chẳng hạn như có thể “bế nhẹ nhàng” một “em gà mái” từ trong chuồng gà ra mà con gà vẫn không kêu được một tiếng, và dĩ nhiên khi vào nồi cũng không kêu luôn và rồi qua vài ngày sau chủ nhân con gà vẫn chưa biết con gà của mình đâu rồi. Nếu nói về các hoạt động “cứu đói” của dân chới với thì gồm đủ thể loại và đều mang những nét đặc thù riêng của nó và không có ngòi bút nào có thể diễn tả hết được.
Thấm thoát đã hơn 30 năm, thời gian đã đưa tất cả vào quá khứ, các bạn của lưu xá ngày nào giờ nay tóc đã hoa râm, những nét mệt mỏi đã hằn lên gương mặt, nhưng bao kỷ niệm cuả tuổi học trò, tuổi của phá phách cuả mộng mơ hình như vẫn còn phảng phất đâu đây. Biết bao buổi họp mặt thân hữu được tổ chức với bao nhiêu mẫu chuyện cuả đời sống lưu xá, những ngày chới với đã được lôi kéo trở về, và mọi người khi kể chuyện ai nấy đều hãnh diện cho một “Chới Với” Slogan.Mỗi lần họp mặt sinh hoạt, các bạn tôi vẫn nhắc đến chuyện chới với của học trò Nông Lâm Súc Bảo Lộc, tự nhiên tối thấy lòng mình chùng xuống và nhớ thật nhiều về bao kỷ niệm dành cho tôi trong những năm ở nội trú. Tôi muốn lột trần hết những nét đặc thù của Chới Với, mà những người đọc như chúng ta, những người đã và đang bước vào thế hệ của cha ông đều phải hãnh diện và mĩm cười, ôi cái đẹp và bao kỷ niệm của tuổi học trò nay còn đâu nữa.
Bác Danh Hô Liu, hay bác Lộc Lé một ngày nào đó các bác sẽ ngồi kể lai cho cháu nội ngoại những mẫu chuyện mà đã đi vào tiềm thức của các bác, sẽ chẳng bao giờ các bác quên được. Mặc dù không được là thành viên thực thụ của hội Chới Với, nhưng tôi được cái duyên may và chọn lưạ được sống và nhìn được những sinh hoạt chới với của các bạn mình. Không biết các lưu xá khác ra sao, lưu xá B của chúng tôi mới đúng là «headquarter» của hội chới với. Là một học sinh gương mẫu nhất trong phòng, hơn ai thì không dám nói nhưng chắc một điều là hơn các bác Danh Ho Liu, Thắng Mập, Cảnh ghẻ, Nghị Tobias. Một nén nhang xin được thắp cho hai bạn Cảnh và Nghị, đã bỏ chúng ta đi ! Tôi còn nhớ giá sinh hoạt thời đó, hình như ăn cơm nhà bàn là 750 đồng một tháng, một gói thuốc lá Lucky, Pallmall là 55 đồng, gói Ruby 25 đồng, Baxtos xanh 15 đồng, Càfê thì 2 đồng. Manda mỗi tháng ông bà cụ lúc nào cũng gửi lên đúng ngày và tôi tiêu xài rất rủng rỉnh. Vậy mà vào ở lưu xá một thời gian tự nhiên cũng không còn dư, thỉnh thoảng cũng nợ trên Chị Tráng, nhưng vì là thành phần «good credit» và khá tin tưởng được nên không phải ghi vào sổ. Như vậy các hội viên thực thụ chịu cảnh chới với là đúng rồi.
Thông thường, trong giờ học, các lưu xá luôn luôn vắng và yên lặng, tất cả đã lên lớp, nhưng ở các phòng một sao và hai sao của lưu xá B, đó là giờ đề giặt quần áo, kiểm điểm quân số, thiếu những gì và cần những gì. Thỉnh thoảng một vài bạn trong phòng tự ý cho phép mình nghỉ học ở nhà một ngày với một vài lý do thật đơn giản như trời hôm nay lạnh quá và bao tử cũng đói quá, nghe thật dễ thương và tội nghiệp !!! Đến trưa sau khi tan học buổi sáng, lưu xá trở nên thật nhộn nhịp, các bạn chuẩn bị lên nhà bàn ăn cơm. Đặc biệt là băng chới với một số thì đi ngủ vì không muốn chứng kiến cảnh các anh em khác nhởn nhơ và mặt mày hớn hở đi lên nhà bàn với thẻ cơm trong tay. Một số anh em “mặt dầy” khác cũng quần áo chỉnh tề với lon “gigô” trong tay và hiên ngang bước vào nhà bàn với một phong cách thật tự nhiên như “người Hà Nội”.
Mỗi lần họp mặt sinh hoạt, các bạn tôi vẫn nhắc đến chuyện chới với của học trò Nông Lâm Súc Bảo Lộc, tự nhiên tối thấy lòng mình chùng xuống và nhớ thật nhiều về bao kỷ niệm dành cho tôi trong những năm ở nội trú. Tôi muốn lột trần hết những nét đặc thù của Chới Với, mà những người đọc như chúng ta, những người đã và đang bước vào thế hệ của cha ông đều phải hãnh diện và mĩm cười, ôi cái đẹp và bao kỷ niệm của tuổi học trò nay còn đâu nữa. Bác Danh Hô Liu, hay bác Lộc Lé một ngày nào đó các bác sẽ ngồi kể lai cho cháu nội ngoại những mẫu chuyện mà đã đi vào tiềm thức của các bác, sẽ chẳng bao giờ các bác quên được. Mặc dù không được là thành viên thực thụ của hội Chới Với, nhưng tôi được cái duyên may và chọn lưạ được sống và nhìn được những sinh hoạt chới với của các bạn mình. Không biết các lưu xá khác ra sao, lưu xá B của chúng tôi mới đúng là «headquarter» của hội chới với.
Là một học sinh gương mẫu nhất trong phòng, hơn ai thì không dám nói nhưng chắc một điều là hơn các bác Danh Ho Liu, Thắng Mập, Cảnh ghẻ, Nghị Tobias. Một nén nhang xin được thắp cho hai bạn Cảnh và Nghị, đã bỏ chúng ta đi ! Tôi còn nhớ giá sinh hoạt thời đó, hình như ăn cơm nhà bàn là 750 đồng một tháng, một gói thuốc lá Lucky, Pallmall là 55 đồng, gói Ruby 25 đồng, Baxtos xanh 15 đồng, Càfê thì 2 đồng. Manda mỗi tháng ông bà cụ lúc nào cũng gửi lên đúng ngày và tôi tiêu xài rất rủng rỉnh. Vậy mà vào ở lưu xá một thời gian tự nhiên cũng không còn dư, thỉnh thoảng cũng nợ trên Chị Tráng, nhưng vì là thành phần «good credit» và khá tin tưởng được nên không phải ghi vào sổ. Như vậy các hội viên thực thụ chịu cảnh chới với là đúng rồi. Một đặc điểm của Lưu Xà B là, người viết không dám nói mọi lưu xá, đó là luôn luôn có những phòng ba sao, bốn sao, năm sao và những phòng chỉ một hoặc hai sao thôi, và điều này rất dể nhận ra ngay.
Phòng nào mà lúc nào cửa cũng mở dù là những giờ đi học, phòng không khóa, và đó là những phòng một hay hai sao; bởi vì chả có gì quý để mà mất nên đâu cần khoá. Mà không có gì để mất thì cũng có nghĩa là cũng không có gì để ăn, tức là phòng của dân «Chới Với». Nói vậy cũng quá tội, thỉnh thoảng cửa cũng được đóng nhưng chỉ về đêm thôi, và lúc đó là các bác đầu bếp nào đó đang nấu một nồi gà hay thỏ hay đang luộc khoai mì khoai lang gì đó. Nếu tôi nhớ không lầm thì chỉ có ba phòng lúc nào cửa cũng mở như chào đón khách thập phương, đó là phòng tôi, với Danh, Thắng, Cảnh, Nghị; kế tới là phòng của anh em Đình, Hy, Nhẫn, Nghị già, Phong Chồi, Dzoanh, Ngọc còi, Thuần; và phòng thứ ba là phòng của Bình Xuyên, Hoàng con, Phương Đại Sứ. Mỗi phòng của lưu xá, học sinh đều có một tủ để đựng quần áo, đồ cá nhân linh tinh, hay thực phẩm của gia đình mang lên. Riêng trong phòng của tôi thì cũng có một tủ nhưng chỉ để rác hoặc những đồ lặt vặt vô giá trị. Sinh hoạt hàng ngày của lưu xá nó mang sắc thái thật là đặc biệt.
Mỗi buổi sáng và đặc biệt mỗi sáng thứ Hai, “Bố Híp” giám thị đi từng phòng gỏ cửa để đánh thức các “cậu ấm” dậy đi học và chào cờ, bác mà quên là lỗi bác và học trò sẽ mất buổi học hoặc quên chào cờ. Thỉnh thoảng bác lại nghe thoang thoảng từ phòng bên cạnh, tiếng vọng của một ai đó la lên “Bố mày Híp”, và bác cũng thật thản nhiên bước tới trước cửa phòng và hỏi “Anh nào nói gì đấy” và dĩ nhiên là không có ai lên tiếng trả lời. Thông thường, trong giờ học, các lưu xá luôn luôn vắng và yên lặng, tất cả đã lên lớp, nhưng ở các phòng một sao và hai sao của lưu xá B, đó là giờ đề giặt quần áo, kiểm điểm quân số, thiếu những gì và cần những gì. Thỉnh thoảng một vài bạn trong phòng tự ý cho phép mình nghỉ học ở nhà một ngày với một vài lý do thật đơn giản như trời hôm nay lạnh quá và bao tử cũng đói quá, nghe thật dễ thương và tội nghiệp !!! Đến trưa sau khi tan học buổi sáng, lưu xá trở nên thật nhộn nhịp, các bạn chuẩn bị lên nhà bàn ăn cơm. Đặc biệt là băng chới với một số thì đi ngủ vì không muốn chứng kiến cảnh các anh em khác nhởn nhơ và mặt mày hớn hở đi lên nhà bàn với thẻ cơm trong tay. Một số anh em “mặt dầy” khác cũng quần áo chỉnh tề với lon “gigô” trong tay và hiên ngang bước vào nhà bàn với một phong cách thật tự nhiên như “người Hà Nội”.
Mùa hè năm 1971, lúc đó tôi đang học Cao Đẳng Nông Nghiệp và có dịp đi thực tập nông nghiệp hè ở Đà Lạt, tôi đã được dịp ghé lại trường NLS Bảo Lộc, vì là mùa hè nên tất cả lưu xá đóng cửa, khung viên trường vắng lặng, từ lớp học đến lưu xá. Đêm đó, tôi cùng các bạn cùng khóa đã được ngủ lại ở lưu xá E một đêm. Có lẽ mình rời trường đã quá lâu hoặc hơi ấm của lưu xá vẫn còn ấp ủ, đêm đó tôi đã có một giấc ngủ thật ngon và ấm cúng lạ lùng và cũng đêm đó nơi này cũng đã che chở cho tôi thoát được một trận rượt bắt từ ngoài chợ chạy về đến trường chỉ vì kẻ ngoan bị nhìn lầm hay có lẽ ngày rời trường ân oán mình chưa trả xong? Thế là tôi có một món nợ với lưu xá E, nhưng chả biết phải trả cho ai đây!!
Rồi năm 2000, tôi đã trở về trường lần thứ hai, ngôi trường xưa nay đã mang một bộ mặt mới, nó đã trở thành một trường dậy nghề về tơ tằm của tỉnh. Cảnh cũ người xưa không còn nữa, ngôi trường thật sơ xác, tôi đi dạo quanh trường mà trong lòng thật bùi ngùi, chả biết trách ai hay trách gì đây. Ngôi trường tôi trông thật bé nhỏ, và mang một nét cuả sự hẩm hiu, sự hùng vĩ nó đã biến mất trong tôi, có lẽ thời gian làm thay đổi cái nhìn cuả tôi. Tôi đã đến lưu xá, và đứng ngay của sổ phòng mà ngày xưa tôi đã sống với nó và bạn bè tôi, một chút gì xúc động đã chợt đến với tôi, nước sơn vàng nhạt cuả vách tường vẫn còn y nguyên cộng thêm ít rêu xanh bẩn cuả thời gian. Những tấm kính cửa sổ thân thương mà nó đã cho tôi bao giấc ngủ ấm cúng cũng không còn nữa mà thay vào đó là cửa sổ gỗ. Sân Volley bây giờ điêu tàn và mang một nét buồn như một kẻ bị bỏ quên. Sân đá bóng cũng đã biến đâu mất rồi! những tiếng la hò hét cuả bạn tôi không còn nữa, sân banh giờ đây đả bị cỏ hoang phía trước che lấp như là một tủi hổ cho sự tàn phá cuả thời gian.
Bây giờ sau hơn 30 năm tôi vẫn còn nghĩ về Bảo Lộc với bao nhiêu kỷ niệm đẹp và khó quên này của một thời làm học trò trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc và được sống nội trú, và chẳng còn bao giờ có thể trở lại những thời gian của những tuổi “em còn bé và thơ ngây” phải không các bạn!! và thật sự các bạn lưu xá A, B, C, D và E, chúng ta vẫn là một và……..
Đoàn học sinh Nông Lâm Súc chúng ta ♫♪
A,B,C,D,E ♫♪
Quyết tiến lên xây đắp nước non nhà ♫♪
A,B,C,D,E ♫♪
Xin được gửi tặng bài này đến những ai đã một lần đi qua hay ngồi tại “Cột Cờ”, đã một lần bước chân vào “Nhà Bàn”; và cũng riêng tặng các bạn ở các lưu xá, đặc biệt là lưu xá B.
Tổng Sấn – 2006
Viết cho các bạn ở lưu xá B năm 67-69
Trích trong ĐS NLSBL 2007