Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp và lâu ngày nên có cái gì hơi thúc bách thèm món lạ, còn dùng phở ở tiệm quán, trang trí lạ, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc. Thấy không vừa bụng thì đi tiệm khác.

No thì rất khó ăn thêm cơm dù một nhúm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô nho nhỏ.  Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong thì “chạy trời không khỏi nắng” cầm chắc trong tay việc phải thu dọn và rửa bát đĩa.

Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý nước béo hành trần, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Thêm nữa còn được cô hàng phở tre trẻ, dịu dàng hỏi han vài câu tình tang ngọt sớt với nụ cười xinh xinh cùng ánh mắt tang tình. Còn cơm, có gì trên mâm thì ráng mà xơi cái nấy, ý kiến lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".

Phở" có thể ăn chung với bạn bè còn "Cơm" thì ăn chung với... bà nấu cơm và lắm khi được nghe bà tụng cho vài hồi kinh “Kim Cang” bằng tiếng Phạn. Gặp cảnh nầy thì chỉ còn nước bắt chước theo cách than của anh Dương Phú Lộc, “Vâng! buồn lắm chứ!”  Dù buồn thiu, mặt cúi gầm ráng ăn cho qua bữa. Khôn khéo hơn thì ráng giữ nụ cuời "cầu an" khen lấy, khen để.

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.

Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn... nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, "cơm" sẽ cúp ngay.

Bỏ "phở" tiệm này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì coi chắc như "bỏ mạng"!

Tổng Sấn

Sưu Tầm

Cùng Tác Giả / Đề Tài