Rất vui, hôm nay vào Trang Nhà của Hội, nhân đọc bài thơ của Thầy Châu Kim Lang đã khéo ghép tên của các cô, các thầy đã có một thời phục vụ tại trường NLSBL. Tôi xin góp đôi dòng nhằm ôn lại kỷ niệm xưa chan chứa tình nghĩa. Đọc bảng liệt kê các đồng nghiệp, tôi thấy lòng mình hân hoan đấm ấm. Có vị vừa là đồng nghiệp vừa là những  bậc Thầy khả kính, khả ái như: Cụ Nguyễn Háo Ca, Cụ Đồng Phúc Hộ, nhất là cụ Nguyễn viết Trực.

Khi chúng tôi có cháu trai đầu lòng, cụ bà Nguyễn Háo Ca biếu cho cháu bé mấy lon yagourt trắng ngà mùi chuối, vào thời kỳ ấy cực hiếm. Cụ Ông Nguyễn Háo Ca từng là giám đốc Nha Canh Nông vào thập niên 1950-1960.

Riêng với Cụ Đồng Phúc Hộ, có lần tôi nghe nói, người chết chôn cả trăm năm khi bốc mộ, xác vẫn còn tươi nhuận như lúc sinh thời. Nhiều người cho rằng đó là những "vị thánh"'. Tôi đem câu chuyện ấy thưa với cụ Đồng Phúc Hộ. Vẫn nụ cười hiền hoà, giọng chậm rãi, cụ giải thích cho tôi: Có một loại gỗ quí, gỗ Giáng Hương (tôi không nhớ rõ) có khả năng bảo tồn được thi thể đến nhiều trăm năm, vẫn tươi nhuận, không bị thối rữa hư hao, không bị biến sắc. Cũng vậy, có những mảnh đất rất hiếm có khả năng bảo vệ được thi thể người chết rất lâu dài, gọi là "Đất Kết". Từ đó giải tỏa, hay ít ra làm vơi đi nỗi ám ảnh "thấn thánh"  mà tôi đã từng bị quấn quanh. Cũng vì thế, sau này người ta đồn đại tại Nghiã Trang Tân Qui Đông có Bà Anna Nguyễn thị Quí, khi bốc lên, thân xác còn nguyên vẹn, đem di dời cải táng nổi, ghép kiếng thì ít lâu sau thân xác bà cũng  bị nứt nẻ đổi màu, mất đi vẻ thánh thiếng truyền tụng. KIến thức khoa học  NLS giúp ích cho tôi đó chứ?

Khi tôi thuyên chuyển vể Bộ Giáo Dục (1967), đảm trách phòng Ngoại Viện 2 (học bổng Mỹ), một hôm trên đường Trần Quang Khải, tôi bị hai "Ông Tướng" chặn xe kéo vào lề đường đến một quán cóc. Trên hàng ghế lẹp xẹp, cụ Hộ thấy tôi, cười hiền hoà.  Tôi lễ phép chào cụ, ngồi bên cụ, còn mấy ''ông Tướng" Tựu,Tông ngồi ké né chung quanh. Thày trò bắt đầu lai rai ba sợi.Tôi đưa tay xoè ra nhờ cụ "xem tay, xem tướng", bói xem khi nào thì tôi xuất ngoại. Xem một hồi lâu, cụ lắc đấu bảo: "Số anh, không bao giờ xuất ngoại cả"  Trong hồ nghi, vì ở chức vụ Ngoại Viện, lúc ấy tôi có sẵn một học bổng tu nghiệp chuyên ngành giáo dục của một đại học Mỹ và một học bổng Anh, của Leeds University đều đã được Hội Đồng Du Hoc VN chấp thuận. Quả Cụ nói đúng, tôi không đi được, không phải vì không được phép, mà vì lý do du học dài hạn thì phải làm đơn xin nghỉ không được hưởng lương. Như thế vợ con tôi ở nhà sẽ không thể sống dễ dàng được. Đến đầu năm 1975, khi tôi được hưởng một học bổng ngắn hạn, dưới 1 năm, nghĩa là không phải nghỉ không lương, thủ tục đã hoàn tất, tháng tư thì lên đường và tháng tư ấy cũng đến với cơn bão. Lời giải đoán của Cụ không sai một câu: "Bởi số, chạy đâu cho khỏi số ''

Theo danh sác GS, Thày Châu Kim Lang nêu lên, tôi không thấy tên nên xin ghi ra thêm:

Thày Văn Khắc Thái  Tổng Giám Canh trước Thày Phạm Phi Hoành.

Cùng lên NLS thời gian ấy có:

Văn Khắc Thái Tổng giám Canh, ít lâu sau đổi về làm Assistant Cao Đẳng NLS/Saigon

Thày Nguyễn văn Nhuận (KS.Súc Khoa) được thay thế bởi thày Nguyễn Thanh Vân (Giám Học)

Lê Thiện Chí (KS Canh Nông) dạy môn  Pháp văn 1,2 năm thay thế Thày Nguyễn Hữu Tranh vào bưng sau khi về trường một khoảng thời gianchưa được một niên học.

Thày Nguyễn văn Bé Phụ Tá Tổng Giám Canh, năm sau đổi ra NLS Huế.

Thày Vũ Đình Bôn GS.Toán 1964-1967 sau đó  theo học BIên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia.

Thầy Nguyễn Huy Tiên (KS. Công Thôn) ít lâu sau thuyên chuyển về làm việc tại Thủy Điện Đa Nhim (Dalat).

Theo Anh Bùi Châu Dương kể: Thày Nguyễn văn Nhuận đã  tạo được con gà 3 chân, hai đầu (???).

Chuyện còn rất dài, xin kể khi khác.

Thân mến,

Nguyễn Văn Vũ

Cùng Tác Giả / Đề Tài