Cỏ biển được đánh giá là một trong những hệ sinh thái hiệu quả nhất trên thế giới. Các đồng cỏ biển tham gia vào chu trình vật chất và chuỗi thức ăn ở vùng ven bờ. Các chất hữu cơ phân hủy từ lá cỏ cũng như của rong biển sống ở đáy là thành phần quan trọng trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái biển. Cỏ biển cung cấp thức ăn cho nhiều loại động vật biển, từ động vật không xương sống nhỏ đến các loại cá lớn, cua, rùa, động vật có vú và chim. Ngoài ra, sự hiện diện của lá, thân đứng và hệ thống rễ của cỏ biển làm giảm tác động cơ học của sóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật biển cư trú, ẩn nấp, trốn các sinh vật săn mồi, nhất là các ấu trùng hoặc con còn nhỏ.
Cỏ biển khác với rong biển vi chúng phụ thuộc vào hai loài nguyên thủy khác nhau trong sáu loài nguyên thủy sinh vật đã xuất hiện trên trái đất, từ thời xa xưa, Plantae, Eubacteria, Fungi, Protista, Archaebacteria, Animalia. Cỏ biển thuộc loài Plantae , giống như thực vật mọc trên mặt đất. Rong biển thuộc loài Protista là loài thực vật vô mạch, không có có hoa, lá, cành, sinh sản vô tính. Cỏ biển và rong biển đều có thể dùng làm thực phẩm cho con người và sinh vật biển cũng như nguyên liệu cho các kỹ nghệ.
Tuy sống dưới mặt nước biển thiếu ánh sáng nhưng cỏ biển vẫn có chức năng quang hợp (photosynthesis) để sinh ra oxygen. Đại dương cung cấp 70% oxygen cho bầu khí quyển trái đất. Phần lớn là nhờ những thực vật phù du, gọi là photoplankton, sống trôi nổi trên mặt đại dương. Photoplankton cũng có chức năng quang hợp, chúng sống phần lớn tại các nơi chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trong hầu hết tất cả các đại dương nên tạo ra oxgen phóng thích vào bầu khi quyển. Hầu hết các thực vật phù du qúa nhỏ không nhìn thấy từng cá thể bằng mắt thường, nhưng chúng tụ tập lại nhiều hơn thì nhìn thấy do mầu xanh của diệp lục tố .
Cỏ biển thích ứng được đời sống dưới mặt nước với ánh sáng có giới hạn , chịu đựng được muối hay chất dinh dưỡng có vấn đề và đất trở nên độc hại. Một triệu năm về trước cỏ biển đã phân tán đi khắp mọi nơi tạo ra những vùng cư trú khác nhau rồi sinh sản và phát triển. Thời gian này sau khi 3/4 các loài thực vật và động vật bất thình lình bị tuyệt chủng (Cretaceous -Paleogene extinction event). Cỏ biển có khả năng làm nước chẩy chậm , giữ lại các phần tử vật chất nhỏ , cải thiện môi trường để dễ dàng phát triển và tạo ra thêm nhiều vùng sinh sống mới. Cũng như thực vật trên mặt đất sinh sản bằng cách thụ phấn ,hạt phấn rải rác khắp nơi giống như các loài cá.
Sự sinh sản của cỏ biển không nhất thiết phải theo lưỡng tính mà có thể vô tính và có vi khuẩn sống cộng sinh trong rễ để giúp cây sống trong môi trường đất biển nghèo dinh dưỡng và có các độc tố như các hợp chất sulfur. Ngoài đặc tính sinh thái biệt lập cỏ biển còn có khả năng chống lại sự thay đổi khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học mà trái đất đang phải đối mặt . Những cánh đồng cỏ biển giúp cho ngành ngư nghiệp phát triển dồi dào, bảo vệ bờ biển và lọc nước biển, loại bỏ các bẩn chất. Những lợi ích này nằm trong 17 mục tiêu bảo tồn cỏ biển của Liên Hiệp Quốc đề nghị năm 2015. Cỏ biển cũng góp phần vào việc bảo tồn các loài động vật biển như heo biển (manatee), rùa xanh, cá cúi (dugong), v.v, di chuyển tới để sinh sống do sự hấp dẫn của môi trường thích hợp.
Xử dụng lợi ích của cỏ biển như là một phương pháp sinh học để giải quyết tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu và đa dạng sinh học khủng hoảng . Để đạt được mục đích này cỏ biển phải ở trong tình trạng phát triển tốt, không bị ảnh hưởng bởi phẩm chất xấu của nước, nhiễu loạn do hoạt động của tàu bè, nuôi trồng thủy sản và những phát triển ven biển. Nhiệt độ quá nóng (heat wave) năm 2010-2011 sẩy ra tại Shark Bay Marine, miền Tây nước Úc đã làm thiệt hại 699 km vuông cỏ biển.Tai nạn thiên nhiên này đã làm 9 triệu tấn CO2 thoát ra ngoài khí quyển và phải mất một thời gian ba năm cánh đồng cỏ biển ở đây mới mọc trở lại . Những tiếng động ồn ào dưới biển do hoạt động của tàu bè cũng như tầu ngầm được biết đã làm giảm đi sự phát triển của cỏ biển. Nói khác đi hệ sinh thái của cỏ biển góp phần bảo tồn môi trường ven biển và góp phần vào việc giảm đi sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Các cuộc khảo cứu cho biết cỏ biển góp phần vào việc làm giảm đi sự hâm nóng toàn cầu bởi sự sinh hoá. Vì thế điều quan trọng cần phải theo dõi diện tích cỏ biển toàn cầu cũng như diện tích mất mát và phục hồi. Các cuộc khảo cứu cho biết theo con số ước lượng thì toàn cầu có khoảng 160,387-266,562 km2. Giới hạn này rất tương đối vì thế giới không thể biết được chính xác về diện tích cỏ biển, phẩm tính và lợi ích nhiều hay ít cũng như đa dạng sinh học mà cỏ biển góp phần vào, kể cả lợi ích bảo vệ bờ biển. Cỏ biển được coi là giải pháp thiên nhiên để giảm đi thay đổi khí hậu toàn cầu .Những cánh đồng cỏ biển có khả năng tồn trữ carbon dưới đất biển một thời gian lâu dài với tốc độ hữu hiệu. Các cánh đồng cỏ biển tươi tốt rậm rạp giữ lại rất nhiều và rất nhanh carbon ở những tầng đất dưới biển. Cỏ biển cũng có khả năng giữ lại CH4 và N2O2.Tuy nhiên nểu cỏ biển bị thoái hoá hoặc chết đi thì có khả năng các loại khí này bị thoát ra vùng khí quyển.
Lịch sử cho thấy các quốc gia vùng Bằc Bán Cầu dùng cỏ biển làm thực phẩm và trong kỹ nghệnhư nguyên liệu chế tạo ra mái ngói lợp nhà tại Đan Mạch, hiện nay cũng còn tồn tại. Vào cuối thế kỷ thứ 19 Ấn Độ bị thất mùa canh tác bông vải và vì là thuộc địa của Anh nên các thương gia Anh đã yêu cầu dùng cỏ biển thay thế. Tại thời gian này Hoa Kỳ cũng dùng cỏ biển để làm nguyên liệu cách nhiệt trong lãnh vực xây cất nhà cửa cũng như được dùng để kiến trúc điện Capitol . Bộ tộc Seri sống tại vùng Tây Bắc Mễ Tây Cơ đã dùng hạt cỏ biển để biến chế ra một loại thực phẩm. Thế kỷ thứ 21 hiện nay nhiều quốc gia đã nhờ vào những cánh đồng cỏ biển để có được những thực phẩm biển như các loài nhuyến thể hai mảnh vỏ như sò, hến, nghêu (bivalmollusks). Các loài nhuyến thể chân bụng (gastropod) như ốc biển , hải sâm v,v chọn các vùng nhiều cỏ biển làm nơi cư trú và sinh sản. Những vùng được coi là những nơi sản xuất thực phẩm biển trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra còn dùng làm phân bón để tăng năng suất hoa mầu.
Cỏ biển giữ vai trò căn bản trong việc lọc nước tại các vùng ven biển, giữ các phần tử nhỏ bao gồm microplastics, hấp thụ nitrogen trong nước. Ngoài ra lọc nước biển có khả năng loại bỏ các vi trùng và vi khuẩn góp phần vào việc cải thiện vệ sinh và sức khỏe cho đời sống của nhân loại. Tại vùng biển Baltic các đồng cỏ biển có chứa 63% ít hơn các loại vi khuẩn độc hại như là Vibrio vulnificus và Vibrio cholerae so với những vùng không có thực vật. Nhiệm vụ của cỏ biển bảo vệ các vùng duyên hải chống soi mòn rất cần thiết nhất là mực nước biển lên cao vì có bão thường xuyên. Cỏ biển có khả năng làm giảm độ acid trong nước biển nâng cao giá trị của thực vật biển. Nhiệm vụ sinh thái của cỏ biển thay đổi theo không gian và thời gian và phẩn lớn các vùng cỏ biển trên thế giới nằm trong vùng có nguy cơ bị thoái hóa sinh thái . Cỏ biển đạt được 16 trong 17 mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc đề nghị các nước trên thế giới cần phải thực hiện.
Ngành ngư nghiệp phát triển do các vùng cỏ biển là nơi các loài cá tìm đến để sinh sống và đẻ trứng. Các kiến trúc hạ tầng cơ sở như nhà cửa, đường sá, nhà máy kỹ nghệ tại các thành phố biển, hải cảng đã tạo cơ hội cho cỏ biển hồi phục và tồn tại. Cỏ biển bảo vệ bờ biển , cung cấp năng lượng, thực phẩm không những cho con người và các loài chim sinh sống trong các vùng ven biển. Các nơi cư trú của cỏ biển cùng chung với động vật biển được tìm thấy khắp mọi trên đại dương và biển cả. Sự biến mất đi các nơi cư trú này được ước lượng rất nhiều nên khả năng to lớn cho những giải pháp thiên nhiên để bảo tồn các đồng cỏ biển sẽ phải mất nhiều năm với phí tổn lao động và công trình hạ tầng cơ sở để trở thành hoạt động sinh thái.
Khi các đồng cỏ biển bị thoái hoá thì không chỉ carbon bị thoát ra ngoài không khí mà còn phóng thích ra một khối lượng lớn nitrogen. Các chất cặn bã , ô nhiễm như kim loại nặng, plastics lằng đọng dưới đất biển từ lâu cũng thoát ra xâm nhập vào hệ thống sinh thái. Để đạt được những mục đích này phải có nhãn quan về khoa học và ý thức chính trị cần thiết để vận động các quốc gia trên thế giới cùng tham gia thực hiện. Công việc kêu gọi thế giới hợp tác để bảo tồn cỏ biển tuy rất khó khăn nhưng lợi ích đem lại rất lớn về phát triển kinh tế và gìn giữ trong sạch cho môi trường.
Thế giới đang phải đối mặt với nạn hâm nóng toàn cầu, làm khí hậu thay đổi. Thống kê cho biết nhiệt độ trung bình của thế giới hiện nay đã tăng thêm gần 2C so với thời kỳ tiền kỹ nghệ. Hậu quả rất nhiều như băng tan ở Bắc cực, mực nước biển dâng cao, nhiều loại động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, các trận bão tố có cường độ to lớn hơn. Nguyên nhân thì rất nhiều như dùng các nhiên liệu hoá thạch cho những phương tiện giao thông và kỹ nghệ, nạn phá rừng để trồng trọt để xây dựng các đô thị ,dùng qúa nhiều phân bón hóa học có nguồn gốc nitrogen trong lãnh vực nông nghiệp.
Bảo vệ thiên nhiên là lời kêu gọi khẩn thiết của Liên Hiệp Quốc, yêu cầu các quốc gia trên thế trên thế giới phải thực hiện trong thế kỷ thứ 21 để cứu vãn trái đất đang bị hủy hoại bởi chính con người do những tham vọng khác nhau như làm giầu, mưu đồ chinh trị và quyền lực để gây ra các cuộc chiến tranh. Trong thế kỷ thứ 20 các cuộc chiến tranh triền miên sảy ra khắp mọi nơi trên thế giới. Hai cuộc thế chiến, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông v,v và bây giờ đang sảy ra giữa Nga và Ukraina với nguy cơ cuộc chiến tranh này có thể xử dụng võ khí hạt nhân. Các cuộc chiến này đã phá hủy bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Nhiều thực vật và động vật hoang dã sống trong các môi trường thiên nhiên đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như tôn giáo trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo ”thế kỷ thứ 21 không phải thế kỷ của chiến tranh và quốc gia nào gây ra chiến tranh thì phải có bổn phận chấm dứt chiến tranh “).
Cỏ biển cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng cho con người, là nơi cung cấp thực phẩm, và sinh sống của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Cỏ biển là ngôi nhà cho các loài bạch tuộc, mực ống, mực nang, tôm, cua, nhím biển, hải quỳ. Do những lợi ích này, cỏ biển được cho là một trong ba hệ sinh thái trên thế giới có giá trị nhất. Một hecta cỏ biển ước tính có thể cung cấp các dịch vụ trị giá trên 19.000 đô la mỗi năm. Các cánh đồng cỏ biển tạo ra những môi trường sinh thái rất tốt nên hấp dẫn để lôi cuốn các sinh vật biển như tìm tới để sinh sống và sinh sản. Hiện nay nhiều đồng cỏ biển đã bịến mất vì các hoạt động của con người, nhất là các bẩn chất, hoá chất bi thải ra biển quá nhiều. Các nhà khoa học biển trên khắp thế giới rất quan tâm đến vấn đề khôi phục những hệ sinh thái này.
Bảo tồn và phục hồi cỏ biển (Seagrass Conservation and Restoration ) đã đạt được 16 trong 17 mục đích phát triển bền vững (Sustainable Developmental Goals) mà Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia trên thế giới cần phải theo đuổi để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế cho đời sống con người. Đại dương chiếm 70% diện tích trái đất nên tài nguyên thiên nhiên biển rất dồi dào. Cỏ biển cũng là một nguồn tài nguyên đa dụng nên cần phải bảo tồn và phục hồi mà Liên Hiệp Quồc đang theo đuổi và khuyến khích.