
1.1 Đồng bằng Thanh Hoá
Đồng bằng Nghệ An gồm các phù sa cận đại lẫn các giải cát duyên hải như ở Diễn Châu, ở Cửa Lò và Nghi Lộc gần Vinh.. Đặc biệt tại Quỳnh Lưu có nhiều gia đình nuôi hươu lấy lộc nhung bán.
1.3 Đồng bằng Hà Tĩnh
- Sông Nhật Lệ, còn có tên khác là Đại Giang chảy trong huyện Bố Trạch và Quảng Ninh rồi đổ ra cửa cùng tên ở cách Đồng Hới khoảng 3 km về phía ĐB.
Khúc thượng nguồn của sông Nhật Lệ, trong huyện Bố Trạch có tên là sông Sa Lung. Có phụ lưu lớn bên phía phải (hữu ngạn) là sông Trạm ( Kiến Giang). Bền bờ sông Nhật Lệ có di tích lũy Thầy, do Đào Duy Từ xây dựng năm 1631.
Trong đồng bằng, có một phá lớn gọi là phá Hạc Hải, nhiều thủy sản, nằm cách Đồng Hới khoảng 27km về phía Nam.
1.5 Đồng bằng Quảng Trị
- Sông Bến Hải chỉ dài khoảng 60 km, chảy ra Biển Đông ở Cửa Tùng, có cầu Hiền Lương là nơi phân chia hai miền Nam Bắc, nằm ở vĩ tuyến 17, theo hiệp định Geneve 1954
- Sông Thạch Hãn bắt đầu từ sườn Đông dãy Truờng Sơn chảy về biển qua các địa danh Cà Lu, Ba Lòng, thành phố Quảng Trị rồi hợp với sông Cam Lộ. Sông này chảy qua vùng đất huyện Cam Lộ, chảy qua thị xã Đông Hà, đổ vào sông Thạch Hãn, rồi đổ ra Cửa Việt.
Cách thị xã Quảng Trị 4km phía Bắc có địa danh Ái Tử được nhắc nhở qua ca dao :
Con ve kêu mùa Hạ, biết mấy Thu cho gặp chàng
1.6. đồng bằng Thừa Thiên
Từ ngoài vào, phải kể:
- Sông Ô Lâu ở địa phận huyện Quảng Điền.
- Sông Bồ là phụ lưu bên trái của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi A Lưới, chảy theo hướng TB - ĐN rồi đổ vào sông Hương ở huyện Phú Vang.
- Sông Hương bắt đầu từ vùng núi huyện Nam Đông, chảy qua huyện Hương Thủy và thành phố Huế, rồi đổ ra phía N phá Tam Giang. Do hai nhánh Tả trạch và Hữu trạch hợp lại ở Ngã Ba Tuần trước khi vào đồng bằng.
Cả ba con sông trên đều chảy vào phá Tam Giang là một phá rất dài vì chiều dài là 30 km và rộng từ 1 đến 6 km. Ở phía Nam, phá ăn thông với các đầm: Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú, Cầu Hai và trước trận lụt lịch sử 1999, có hai cửa ăn thông ra Biển Đông là Thuận An và Tư Hiền.
- Hai con sông Nong và Truồi phát xuất từ núi Truồi và đổ vào đầm Cầu Hai.
Đầm Cầu Hai, toả rộng dưới chân núi Bạch Mã (1444m) ngắn và rộng, thông thương với đầm (‘phá’) Tam Giang và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. Nhìn vào bản đồ, phá Tam Giang tương tự như một dòng sông, còn đầm Cầu Hai giống như một cái hồ lớn. Các đầm phá Cầu Hai, Tam Giang này, qua các trận lũ lụt cuối năm 1999, đã có thêm nhiều cửa biển nữa. Riêng phá Tam Giang-Cầu Hai này đã chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên và 30% dân số Thừa Thiên sống quanh vùng phá-đầm này. Phá Tam Giang đã trở thành bất hủ với câu ca dao:
1.7. đồng bằng Quảng Nam
Sông Hàn (tên khác : sông Cẩm Lệ, sông Hà Thân..tùy theo từng khúc khi chảy qua các địa phương khác nhau) chảy qua thành phố Đà Nẳng rồi đổ ra Vủng Hàn.

- Sông Thu Bồn dài 205 km và lưu vực rộng 10 496 km2. Sông Thu Bồn còn có một phụ lưu khác, gọi là sông Cái (tên khác: sông Chợ Củi), cũng bắt nguồn vùng biên giới Việt-Lào, nối với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc. Sông Cái lại có một phụ lưu bên phải ở khúc thượng nguồn tên là Sông Bung, chảy theo hướng TN- ĐB trong huyện Giằng
Một phụ lưu lớn phía phải sông Thu Bồn có tên là sông Tranh, bắt nguồn từ miền núi huyện Trà Mi, chảy từ Nam lên phía Bắc qua các huyện Hiệp Đức, vùng mỏ than An Hoà Nông Sơn.
Sông Thu Bồn chảy qua Hội An để đổ ra Cửa Đại (Đại Chiêm). Hội An trước kia nằm sát biển, nay đã lùi sâu vào trong đất liền. Nhờ một nông nghiệp phong phú ở đồng bằng Quảng Nam nên vào thế kỷ 17, qua cảng Hội An, các thương gia người Hoa, người Nhật đã mua và xuất cảng nhiều sản phẩm như tơ lụa, đường, quế, tiêu v.v.
Nối sông Tam Kỳ với sông Thu Bồn là một sông nhỏ ( ‘Trường giang’), chảy song song với bờ biển và đây là tàn tích của một phá nưóc mặn xưa kia càng ngày bị bồi lấp, nằm dọc bờ biển tỉnh Quảng Nam.
1.8. đồng bằng Quảng Ngãi
- Sông Trà Bồng chảy trong huyện cùng tên, qua thị trấn Châu Ổ, huyện lị huyện Bình Sơn rồi đổ ra cửa Sa Kì ở vũng Dung Quất:
Lao Ré trong ca dao là Cù Lao Ré, còn gọi là đảo Lý Sơn ỏ ven bờ biển Quảng Ngãi
- Sông Trà Khúc ( còn có tên khác là sông Thạch Nham) dài 120 km, phát nguyên vùng núi phía TN tỉnh Quảng Ngãi và Cao Nguyên, chảy theo hướng TN - ĐB qua thị xã Quảng Ngãi và đổ ra biển ở cửa Cổ Lủy. Trên sông này có đập thủy nông Thạch Nham xây vào thời đệ nhất Cọng Hoà năm 1959
- Sông Vệ bắt nguồn ở phía TN huyện Ba Tơ, chảy theo hướng TN- ĐB qua các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa trong tỉnh Quảng Ngãi, rồi đổ ra cửa Cổ Lủy ở phía Đ thị xã Quảng Ngãi.
- Sông Trà Cầu là một sông nhỏ, bắt nguồn từ vùng Ba Tơ, chảy qua huyện Đức Phổ rồi ra cửa biển cùng tên.
1.9. đồng bằng Bình Định:
Có nhiều đồng bằng nhỏ (Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát) với tổng diện tích chừng 1 550 km2, nhưng chỉ có đồng bằng Qui Nhơn là rộng nhất vì chiếm đến 500km2;
Từ ngoài vào, phải kể :
- Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
và chảy từ Bắc xuống Nam qua các huyện An Lão, Hoài Ân tỉnh Bình Định và hợp với sông Lại (Lại Giang) ở gần thị trấn huyện lị huyện Hoài Nhơn trước khi đổ ra biển
- Sông Trúc chỉ là một sông nhỏ chảy từ đầm Trà Ổ ra biển ở huyện Phù Mỹ.
- Sông Côn dài hơn sông trên, phát nguyên từ khối núi Ngọc Rô ở huyện Kon Plong tỉnh Kontum, đoạn thượng lưu là sông Dak Cron Bung, đoạn trung lưu, chảy vào huyện Tây Sơn có tên sông Hà Giao, đoạn hạ lưu chia ra nhiều chi lưu, đổ ra vịnh Quy Nhơn.
Vài ca dao có địa danh thuộc Bình Định như sau:
1.10. đồng bằng Tuy Hoà
Do Sông Ba bồi đắp. Đây là một con sông lớn và dài gần 400km, bắt nguồn từ cao nguyên Kontum, chảy qua các tỉnh Pleiku và Phú Yên rồi ra biển ỏ Tuy Hoà. Đoạn hạ lưu, từ chỗ hợp lưu với sông Hinh ỏ Củng Sơn, chảy ra biển, gọi là sông Đà Rằng, có đập Đồng Cam. Lưu vực rất rộng ( 13800km2); với một lưu vực rộng lớn như thế cọng thêm hệ thống dẫn nước của đập Đồng Cam tưới các cánh đồng phù sa phì nhiêu, tạo một nền nông nghiệp phát đạt:
Bên phải sông Ba có một nhánh gọi là sông Hinh hợp với sông Ba ở Củng Sơn, huyện lỵ của huyện Sơn Hoà. Trên sông có trạm thủy điện Sông Hinh, công suất 66 MW
Trong đồng bằng Phú Yên cũng có một đầm lớn rộng 1500ha, có sò huyết, tục gọi đầm Ô Loan.
1.11. đồng bằng Khánh Hoà hay Nha Trang
Chỉ gồm hai đồng bằng chính là đồng bằng Ninh Hoà (100km2) và đồng bằng Nha Trang (135 km2), ngoài ra toàn các đồng bằng nho nhỏ. Giữa mũi Đèo Cả đến mũi Dinh (Padaran), bờ biển có nhiều bãi rất đẹp như bãi biển Đại Lãnh phía bắc Ninh Hoà và nhiều hòn đảo nhỏ ngày nay đã dính liền vào bờ biển bởi những giải duyên hải từ Bắc đến Nam.
Sông Cái chảy qua thành phố Nha Trang:
(Thác Ngựa là một trong các thác nguy hiểm ở thượng nguồn sông Nha Trang)

1.12. Đồng bằng Ninh Thuận
Vùng này có tiếng nắng thừa mưa thiếu, khô hạn. Sông Phan Rang, còn gọi sông Cái có đập Nha Trinh, ngày nay nhờ nước xả của đập thủy điện Danhim trên Dalat, nên lượng nước sử dụng cho sự tưới ruộng được nhiều hơn. Phía Đông Bắc thị xã Phan Rang, có đầm Nại rộng 700 ha.
Tại đồng bằng Phan Rang, mùa nắng hiện tượng bốc hơi xảy ra rất mạnh, do sự mao dẫn, các mầu bọt trắng đục đùn lên mặt đất. Đó là đất cà giang, nhiều cacbonat natri, dân địa phương thiếu xabông dùng chất đó kỳ cọ khi tắm
1.13. Đồng bằng Bình Thuận
Từ mũi Dinh đến Phan Thiết, giãy núi Trường Sơn ở xa bỡ biển hơn, do đó các đồng bằng rộng hơn nhưng lại khô hạn: vũ lượng hàng năm nhỏ hơn 600mm và số ngày mưa ít hơn 80. Nhờ khô hạn, sự bốc hơi nước mạnh nên có nhiều ruộng muối như ở Cà Ná.
Nếu kể bắt đầu từ ngoài vào, ta có sông Lòng Sông, chảy qua huyện Tuy Phong,rồi đến sông Lủy với sông Mao, một sông nhánh bên trái của sông Lủy, đổ ra cửa Phan Rí..
Thái Công Tụng
Ghi chú:
Sông Mường Mán chảy qua Phan Thiết
Quần đảo Phú Qúy ngoài khơi Bình Thuận
(Phần 2: Sông và lưu vực)